Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:35

Doanh nghiệp xuất khẩu “mất điểm” vì giao hàng trễ

Quý II/2022, các doanh nghiệp xuất khẩu đang bước vào cao điểm sản xuất và giao hàng cho các khách hàng. Tuy nhiên, tình trạng tăng giá cước vận tải và thời gian giao hàng trễ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Mỏi mòn chờ đưa hàng xuất khẩu lên tàu

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Phước Thành IV cho biết, trong khi giá cước vận tải nội địa đã chững lại và ổn định thì giá cước vận tải biển quốc tế vẫn là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp. Cụ thể, tình trạng thiếu container rỗng vẫn diễn ra ở tất cả các thị trường. Do đó, các đơn vị xuất khẩu thường xuyên phải tranh nhau để đặt tàu, đặt container. Không chỉ giá tăng cao, mà thời gian vận chuyển lâu hơn, đặt được tàu rồi vẫn thường xuyên bị dời lịch. Điều này không chỉ khiến sản phẩm bị hư hại do để lâu ngày, mà còn khiến doanh nghiệp “mất điểm” với khách hàng vì không giao hàng đúng hẹn.

Bốc xếp hàng tại Tân cảng Cát Lái

Lý giải điều này, ông Thành cho rằng, nguyên nhân gia tăng cước vận tải biển xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu do dịch Covid-19 khiến công suất vận hành một số cảng biển lớn giảm sút, thời gian quay đầu của tàu lâu hơn bình thường. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu cơ. Họ đặt container rỗng về rồi bán qua bán lại cho các đơn vị khác. Qua mỗi một đơn vị, giá container lại bị đẩy cao lên một chút.

Tương tự, ông Nguyễn Hữu Trí - Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Nông sản thực phẩm Trí Việt - cho biết, hiện nay chi phí logistics quá cao, cước phí tàu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng gấp 2-3 lần so với cuối năm 2021. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp chúng tôi giao hàng đến kho người mua thì vô cùng khó khăn. “Hiện nay chúng tôi đi sang Mỹ trung bình 57 ngày (trước đây chỉ có 25 ngày). Đáng chú ý, nhiều đơn hàng đã đặt chỗ rồi vẫn bị hủy, khiến thời gian lưu kho kéo dài, chi phí bị đội lên cao”- ông Trí cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Ánh - Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sông Tiền chia sẻ, thời gian qua, công ty liên tục bị hãng tàu delay với lý do “không xếp kịp container rỗng”. Dẫn ví dụ cụ thể, bà Ánh cho biết, đầu tháng 4/2022, doanh nghiệp có đơn hàng đóng khoảng 10 cont hàng qua thị trường Ai Cập, dù đã book container trước 1 tháng và đã được hãng tàu hồi âm nhưng gần đến ngày đóng hàng hãng tàu lại thông báo chưa xếp được lịch và lùi lại 10 ngày sau.

Đại diện một hãng tàu ở TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, tại nhiều thời điểm, lượng tàu và container chỉ đáp ứng được 50-70% nhu cầu. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng mạnh cũng làm cước vận tải tăng theo.

Sẽ bất ổn đến hết năm 2023?

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay xuất khẩu thủy sản chủ yếu qua đường biển, chủ yếu từ cảng Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay là số lượng tàu, container lạnh tại 2 khu vực này thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu, nên có doanh nghiệp bị trễ hạn xuất khẩu cho đối tác.

Dự báo về tình hình logistics trong thời gian tới, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, vấn đề về giá cước vận tải sẽ không được cải thiện khi hiện tượng kẹt cảng tại các khu vực quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu vẫn tiếp diễn và có xu hướng kéo dài. Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “Zero Covid”, do vậy các cảng lớn vẫn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào. Điều này làm cho cước vận chuyển quốc tế tiếp tục bất ổn đến hết năm 2023.

Trước tình trạng trên, vị này khuyến cáo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động thỏa thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách “swap container” - có nghĩa là khi nhập khẩu một lượng nguyên liệu về, doanh nghiệp thỏa thuận với hãng tàu giữ lại số container rỗng để chuyển hàng xuất khẩu và ngược lại. Việc này giúp việc xuất - nhập khẩu không bị gián đoạn do phải chờ container rỗng và đặt chỗ trên tàu, nhờ đó giảm được chi phí và thời gian vận chuyển.

Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các đại lý hãng tàu cấp 1, có uy tín trên thị trường để hạn chế tình trạng đặt chỗ qua tay nhiều đại lý dẫn đến giá cước vận chuyển và phụ phí bị đẩy lên cao so với giá công bố của hãng tàu. Đồng thời, phải nắm rõ và kiểm soát được cấu trúc chi phí vận chuyển theo từng tuyến, theo từng đơn vị hàng hóa để có lựa chọn tối ưu cho việc vận chuyển.

Hà Duyên

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội