Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 00:42

Doanh nhân kiều bào góp sức đưa hàng Việt vươn xa

Ngày 13/10/2011, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Hội thảo “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam”.

 - Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu khả năng, sản phẩm và nhu cầu hợp tác trong quá trình hợp tác kinh doanh, đầu tư, trong đó trọng tâm là thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Doanh nhân kiều bào- tiềm năng lớn

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), cho biết cùng với sự phát triển của cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam, cộng đồng doanh nhân kiều bào đã tích cực phấn đấu vươn lên hội nhập và đóng góp thiết thực cho nước sở tại cũng như trong nước.

Những năm gần đây, lực lượng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài gia tăng về số lượng các và hiện diện ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù tiềm lực còn ở khiêm tốn nhưng cũng đã xuất hiện nhiều doanh nhân thành đạt làm chủ những doanh nghiệp có số vốn lên tới hàng trăm triệu USD.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước có khoảng 3.500 dự án doanh nghiệp có vốn đầu tư của kiều bào với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, tham gia ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như thương mại, xây dựng, bất động sản, hàng hoá xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế. Lượng kiều hối kiều bào gửi về nước tăng đều qua các năm. Năm 2010, kiều hối gửi về đã đạt mức 8,6 tỷ USD, tương đương với mức viện trợ phát triển chính thức ODA.

Đại diện Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khẳng định với lợi thế có mạng lưới hơn 200 hội viên đang sinh sống và kinh doanh ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hiệp hội sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bước ra thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác và khách hàng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Gắn kết doanh nhân trong và ngoài nước

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ” đã được phát động đến cộng đồng 4 triệu kiều bào ở nước ngoài thông qua hơn 90 cơ quan đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù người Việt Nam ở nước ngoài luôn có sự ưu ái với hàng Việt Nam nhưng khó khăn chính vẫn nằm ở chất lượng và mẫu mã hàng Việt Nam chưa đủ thuyết phục khách hàng quốc tế và cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia.

Mặc dù trong những năm gần đây, một số mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập, nhất là những thị trường "khó tính" như EU và Mỹ. Hiện nay, cộng đồng người Việt đang có mặt tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trungđông ở Hoa Kỳ, EU và Đông Âu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là cộng đồng người Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài đa phần là chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ để bán vì giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú, được người tiêu dùng ưa thích.

Và mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đạt được con số khá ấn tượng với nhiều mặt hàng xuất khẩu như giày dép, cà phê, gạo đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nhưng người Việt ra nước ngoài ít khi thấy nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam. Nguyên nhân là hàng XK của Việt Nam hiện nay vẫn đa phần là gia công cho nước ngoài, hoặc cung cấp nguyên liệu ở dạng thô.

Theo ý kiến của các doanh nhân kiều bào, hiện nay hàng Việt Nam chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế mẫu; việc đầu tư nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa được quan tâm; công tác quảng bá hình ảnh cho thương hiệu hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài ở mức tự phát chứ chưa có chiến lược mang tầm cỡ quốc gia. Ngoài ra, các khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, đó là còn chưa tính đến khó khăn về vốn, về địa điểm bán hàng.

Đáng chú ý, Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Canada-Việt Nam cho rằng, Nhà nước, các bộ, ngành chuyên môn ở Việt Nam nên phát động và phổ biến phong trào với tên gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng quê hương” tại nước ngoài; đồng thời có phương án chọn lọc đào tạo và giúp đỡ cho doanh nghiệp Việt kiều nước ngoài hoặc công ty môi giới nước ngoài có khả năng trong hoạt động, tìm kiếm hợp đồng tại thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam vào nước sở tại.

Với hơn 200 hội viên đang sinh sống và kinh doanh ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đưa hàng Việt ra thị trường quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, với lợi thế ở khu vực trung tâm của Đông Nam Châu Á, là thành viên của WTO, tham gia các Hiệp định song  phương và đa phương về mở cửa thị trường với các đối tác quan trọng như Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản,  ASEAN- Trung quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN –Úc - New Zealand v.v. doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường hàng Việt tới nhiều nước trên thế giới, hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.

Điều cần thiết hiện nay là doanh nghiệp nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cần liên kết với nhau đểtận dụng tiềm năng, thếmạnh của thịtrường sởtại; tận dụng những hiểubiết của doanh nhân kiều bào vềvăn hoá, khoa học và công nghệ, hiểu biết vềkinh doanh, phát huy vai trò là cầu nối phát triển các thịtrường tiềm năng cho hàng Việt Nam, đặc biệt là đưa thực phẩm  vào hệthống siêu thị, nhà hàng ởnước sởtại. Đặc biệt, các doanh nhân kiều bào sẽ giúp phát hiện những cơhội cho hàng Việt và những nguy cơbịkiện chống bán phá giá, hạn chếthịtrường gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam- Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh.

Kim Liên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Sự khác biệt văn hóa Mỹ từ cuộc bầu cử Tổng thống

Bầu cử Mỹ 2024: Những kết quả thăm dò cử tri đầu tiên phản ánh điều gì?

Xe tăng T-80BVM: ‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/11: Lính Ukraine xin đầu hàng Nga; Ukraine hạ loạt tên lửa và UAV Nga

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 5/11/2024: Tại sao tù binh Ukraine không muốn được trao trả?

Nga 'vung lưới sắt' bắt gọn 42 UAV và 4 tên lửa HIMARS chỉ trong một ngày

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?