Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 22:38

Đổi đời bên Cù lao sông Hậu

Cù lao (Cồn) Bần Chát (ấp An Lộc) và Cồn Phụng nằm ở hạ lưu sông Hậu và sông Cổ Chiên thuộc tỉnh Trà Vinh, xưa là nơi nghèo khó bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay thì khác; trong dịp Tết Tân Sửu 2021, nhiều hộ dân ở đây có thu nhập bình quân cả tỷ đồng từ tôm, cá và các loại trái cây đặc sản trong vườn nhà.

Cuối năm Canh Tý, tôi có dịp trải nghiệm cùng người dân Cồn Bần Chát, Cồn Phụng và tận mắt cảm nhận sự thay đổi về cuộc sống của từng gia đình nhờ biết cách làm lụng và sự tác động từ chính sách của nhà nước dành cho người dân sinh sống ở nơi vốn được xem là nghèo khó bậc nhất miền sông nước này.

Ông Tạ Văn Thành, chủ vườn nhãn tím ở Cồn Bần Chát

Ông Nguyễn Hữu Toàn - Trưởng ấp An Lộc - cho biết, Cồn Bần Chát thuộc xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, cách đây 30 năm, cồn còn là khu đất hoang do sông Hậu bồi đắp phù sa mà nên, người dân từ đất liền kéo ra lập ấp. Cồn Bần Chát nằm bên dòng sông Hậu, cách đất liền 790 m, diện tích đất tự nhiên 206 ha và có 167 ha đất canh tác. Toàn ấp hiện có 190 hộ, hiện chỉ còn 20 hộ nghèo. Dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng cây ăn trái, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong đó có 2 công trình nuôi trồng thủy sản rộng 45,5 ha.

"Chỉ chục năm trước đây thôi, cư dân nơi này chủ yếu mò cua bắt ốc, nhờ những chính sách đầu tư của nhà nước và người dân nhanh nhạy trong kỹ thuật canh tác nông nghiệp, trong dịp Tết Tân Sửu này có hộ thu về bạc tỷ từ nhãn, mít, xoài, mận" - ông Toàn chia sẻ.

Để hỗ trợ người dân trên ốc đảo này thay đổi cuộc sống, ông Toàn cho biết, nhà nước đã bỏ nhiều tỷ đồng đắp đê bao dài 10 km, cao 2 m so với mặt nước sông Hậu và lập một bến phà cho dân qua lại. Năm 2018, Công ty Điện lực Trà Vinh đầu tư hơn 12 tỷ đồng đưa dòng điện lưới quốc gia vượt sông Hậu ra Cù lao đã giúp cho cuộc sống của bà con thay đổi từng ngày.

Ông Tạ Trung Thành nổi tiếng ở Cồn Bần Chát vì là người độc nhất vô nhị của tỉnh Trà Vinh trồng cây nhãn tím… làm giàu. Quê Sóc Trăng nhưng ông đến Cồn Bần Chát lập nghiệp được 30 năm nay. Ông Thành cho biết, cuộc sống hồi xưa vô cùng vất vả với nghề trồng lúa và chài lưới. Khoảng 5 năm trước, ông qua Sóc Trăng tình cờ thấy có bán cây nhãn tím và mua một ít giống về trồng. Không ngờ cây nhãn tím chịu đất phù sa Cồn Bần Chát cho nhiều trái, chất lượng thơm ngon từ đó nhân rộng ra.

Gia đình ông Thành có 10 công đất (10.000 m2) và hiện trồng hơn 6.000 gốc nhãn tím đã cho trái quanh năm. "Nhãn tím là loại cây khó trồng nhưng trồng được thì rất năng suất và giá trị thương phẩm cao. Mùa này nhãn lồng ở Cồn Bần Chát bán sỉ giá 20.000 đồng/kg loại tốt, nhưng nhãn tím bán 200.000 đồng/kg, giá cao hơn 10 lần và khách muốn mua phải đặt trước chừng một tháng" - ông Thành chia sẻ.

Theo ông Thành, đặc sản nhãn tím khách hàng mua chủ yếu dùng để cúng lễ, làm quà biếu và xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài nguồn lợi từ thu hoạch trái, vườn nhãn tím của ông Thành còn một nguồn lợi đáng kể khác là nhân giống bán, giá 500.000 đồng/gốc.

Nhờ trúng mấy mùa nhãn tím và có sẵn nguồn điện lưới quốc gia, gia đình ông vừa mới hoàn thành công trình du lịch sinh thái Vườn Nhãn Tím với mức đầu tư 1 tỷ đồng. Những chiếc chòi lá dựng bên mép nước sông Hậu nối cầu khỉ với vườn nhãn tím. Gió miền sông nước cùng thưởng thức các hương vị đặc sản tôm, cá sống dưới sông Hậu, ông Thành hy vọng sẽ là sự trải nghiệm thú vị cho khách phương xa khi ghé thăm.

Một hộ dân nuôi tôm, cá công nghiệp ở Cồn Phụng đang được nhân viên ngành điện hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm trong nuôi trồng thủy sản

Không chỉ có gia đình ông Thành, Cồn Bần Chát còn có nhiều người bây giờ là triệu phú nhờ trồng xoài, nhãn, mận, mít… hữu cơ xuất khẩu. Trưởng ấp Nguyễn Hữu Toàn nói rằng, xoài cát chu của Cồn Bần Chát là loại đặc sản có tiếng, hiện chủ yếu xuất khẩu đi Nhật, Trung Quốc, Úc. Chỉ riêng trong năm 2020, lượng xoài đã thu hoạch khoảng 1.000 tấn, đa số đều được xuất khẩu.

Cồn Phụng thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh nằm chơi vơi giữa sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Hậu), đời sống người dân trước đây rất khó khăn, nhưng hiện khá nhiều người giàu lên nhờ nuôi tôm, cá. Tháng 8/2018, ngành điện lực đầu tư hơn 14,6 tỷ đồng kéo điện lưới quốc gia vượt sông Cổ Chiên cung cấp điện cho 135 hộ dân, nhờ đó cuộc sống của người dân nơi đây "bừng sáng" qua từng vụ mùa thu hoạch từ mặt nước ao hồ.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Bí thư Chi bộ ấp Cồn Phụng - cho biết, ấp Cồn Phụng hình thành năm 2010, hiện có 96/135 hộ dân canh tác tôm- cua - cá trên diện tích 120 ha, trong đó 45 ao nuôi công nghiệp. Năm 2020, chỉ riêng con tôm thẻ, sú, càng xanh đã thu hoạch được hơn 600 tấn, tăng 128% so với sản lượng tôm năm 2019. Người dân nuôi trồng thủy sản ở Cồn Phụng có 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước mặn, cá, tôm, cua nuôi xen với trồng lúa hữu cơ hiệu quả rất cao. Lúa hữu cơ trồng trong các vuông tôm, cá, giá trị thương phẩm cao hơn giá lúa thường 1,8 lần, riêng tôm cá rất ít khi thất vụ vì nước ở đây rất sạch.

Từng hơn 20 năm sinh sống ở Cồn Phụng, gia đình bà Phạm Thị Liên không còn nghèo khó như xưa mà đã là triệu phú nhờ có 5 ha nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Năm 2020, gia đình bà Liên thu hoạch tôm, cua trên dưới 200 triệu đồng/ đợt, mỗi năm thu hoạch 3 - 4 đợt. Nhiều ông chủ vuông tôm ở Cồn Phụng kể với tôi, khi có điện người dân áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, vì thế nhiều hộ dân ở đây năm nay "ăn Tết lớn", có hộ thu về từ 1 - 1,3 tỷ đồng nhờ trúng mùa tôm, cua.

Giám đốc Công ty Điện lực Trà Vinh Huỳnh Chí Hải cho hay, dự án cấp điện lưới quốc gia cho Cồn Bần Chát và Cồn Phụng với tỷ suất đầu tư bình quân hơn 94 triệu đồng/ hộ. Nguồn vốn đầu tư của ngành điện rất lớn nhưng đây là nhiệm vụ chímh trị quan trọng và nó đã góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế, tinh thần của người dân lên cao.
Trần Thế

Tin cùng chuyên mục

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch