Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự án Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát

Chăm lo đời sống đồng bào sau tái định cư

Cho đến thời điểm này, những người dân nhường đất cho hai công trình thủy điện Huội Quảng, Bản Chát được xây dựng trên sông Nậm Mu, thuộc địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã yên tâm với nơi ở mới. Và chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, nắm bắt, giải quyết những khó khăn cho đồng bào hậu tái định cư (TĐC).
Chăm lo đời sống đồng bào sau tái định cư
Bà con nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng

Hiệu quả từ chính sách

Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát (Lai Châu) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng số dân TĐC là 2.664 hộ với 15.017 khẩu, được bố trí tại 10 khu, 44 điểm trên địa bàn 2 huyện là Than Uyên và Tân Uyên. Tổng mức đầu tư Dự án di dân, tái định cư thủy điện Bản Chát là hơn 5.052 tỷ đồng.

Báo cáo của địa phương cho thấy, đến nay công tác di chuyển các hộ dân tới nơi ở mới đã được thực hiện xong. Tại nơi ở mới, người dân đã có cuộc sống tốt hơn so với trước thông qua những chính sách bồi thường tài sản, đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, trường, trạm), hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ khai hoang…

Anh Lò Văn Sương ở bản Chít 1, cụm TĐC Nậm Sáng 2, xã Phúc Than, huyện Than Uyên cho biết, năm 2011 gia đình chuyển về nơi ở mới và không khỏi ngỡ ngàng với sự thay đổi so với trước đây. Ngoài ngôi nhà sàn khang trang kiên cố, tiền hỗ trợ đền bù, cấp đất sản xuất, anh còn được tham gia các lớp tập huấn kiến thức phát triển nông nghiệp do xã, huyện tổ chức. Nhờ đó, gia đình đã biết lựa chọn cây con giống tốt, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng hiện đại nhằm phát triển kinh tế. Đến nay, trang trại chăn nuôi khép kín của gia đình đã có khoảng 300 con gà, vịt và hàng tấn cá. Mỗi năm trừ chi phí thu nhập khoảng 60 - 70 triệu đồng. Số tiền giành dụm được dùng để mua sắm đồ dùng, sinh hoạt, cho con cái học hành anh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.

Còn tại xã Ta Gia, huyện Than Uyên, bên cạnh nguồn hỗ trợ, nguồn thu khác, nhiều hộ gia đình đã tận dụng lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng để tăng thu nhập với sự hỗ trợ 10 triệu đồng một lồng cá và kỹ thuật chuyên môn.

Ông Vàng A Mang, Chủ tịch UBND xã Ta Gia cho biết, nếu như trước đây, dân chỉ biết lên nương trồng lúa, trồng ngô; xuống sông suối đãi từng con cá, con tép thì giờ đây có thêm hồ thủy điện đã đầu tư làm vó bè, nuôi cá lồng. Mặt khác, những chính sách hỗ trợ TĐC kịp thời đã giúp thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, phát triển các mô hình nông nghiệp mới... Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã, nâng cao thu nhập người dân.

Tiếp tục lo hậu tái định cư

Có thể nói, những chính sách TĐC được xây dựng trên cơ sở sát thực với lợi ích người dân cũng như sự quan tâm kịp thời của nhà nước và chính quyền các cấp tỉnh Lai Châu đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực thay đổi cuộc sống của đồng bào tái định cư; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của họ để bảo đảm gắn bó lâu dài trên vùng quê mới.

Tuy nhiên theo ông Vương Thế Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng làm thế nào để bà con ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất vươn lên làm giàu sau TĐC mới là quan trọng.

Trong thời gian qua, chính quyền các cấp địa phương đã đẩy mạnh chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước về hỗ trợ việc làm nhà, khai hoang sản xuất, cấp sổ đỏ, xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nông thôn tái định cư cho người dân... Đồng thời tích cực rà soát lại đời sống của đồng TĐC để qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong sản xuất và phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Mẫn, hiện nay huyện đang gấp rút chỉ đạo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng của huyện cùng với các xã có người dân tái định cư phối hợp đốc thúc việc hoàn thiện xây dựng các công trình hạng mục tái định cư trên địa bàn; đồng thời, các đơn vị chuyên môn về tái định cư đẩy mạnh rà soát lại các chế độ chính sách mà người dân được hưởng, nếu còn sót, sai lệch thì bổ sung và sửa chữa. Nhằm sớm tổng kết chương trình di dân tái định cư Huội Quảng, Bản Chát trong năm 2017 theo tiến độ được Chính phủ giao.

Vũ Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động