Đổi mới hoạt động của công ty lâm nghiệp
- Dự thảo Nghị định sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích nhà nước, công ty và cộng đồng dân cư ở địa phương nếu không có nguyên tắc này sẽ không bao giờ chấm dứt được mâu thuẫn về sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay ở trung du và miền núi”.
Góp ý cụ thể cho chính sách này, chuyên gia chính sách lâm nghiệp Vũ Long đề nghị, trong phần quy định về lao động của các công ty lâm nghiệp cần hiểu rõ thực tế đặc điểm về lao động của các công ty lâm nghiệp là lực lượng lao động thuê ngoài rất nhiều. Theo ông Long, lượng lao động này chiếm trên 50% lực lượng lao động, đặc biệt là với các công ty trồng rừng. Do đó, cần bổ sung quy định để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động thuê khoán ổn định, đặc biệt khi tiến hành cổ phần hóa công ty lâm nghiệp rừng trồng.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 của Nghị định quy định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên để gắn kết phát triển vùng nguyên liệu của công ty và người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Ông Vũ Long cho biết, điều này kém khả thi, vì rất ít các công ty lâm nghiệp có điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế khác nhau để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Bản thân các công ty này đang cần được cổ phần hóa để thu hút vốn đầu tư. Chỉ có công ty chế biến gỗ lớn là có điều kiện là trung tâm thu hút công ty lâm nghiệp. Nhưng đó lại thuộc kinh tế tư nhân, FDI, không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này.
Ngoài ra, theo các đại biểu,, cần giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên để bảo vệ và phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.
Dự kiến trong tháng 9 năm nay, Bộ NN & PTNT sẽ trình Chính phủ nghị định này để ban hành. Nghị định này ra đời sẽ thay thế cho Nghị định số 200/2004/NĐ-CP và Nghị định số 170/NĐ-CP của Chính phủ.
Nguyễn Hạnh