Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 02:53

Đổi mới mô hình tăng trưởng kết hợp tái cơ cấu kinh tế vĩ mô

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH TƯ Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nhấn mạnh về "Định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước".

Với sự nhấn mạnh này, chúng ta có thể hình dung ra những vấn đề mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành chức năng, các địa phương phải quyết liệt thực hiện để kinh tế phát triển nhanh, bền vững nhằm đưa nước ta sớm trở thành một nước CNH-HĐH và hội nhập quốc tế thành công.

Xuất phát từ thực tiễn, hoàn cảnh cũng như yêu cầu tăng tốc phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước CNH-HĐH theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế thành công, Đảng, Nhà nước đã nhấn mạnh cần có sự thay đổi có tính bứt phá về tư duy, cách vận hành nền kinh tế; nhất là kinh tế vĩ mô. Các ngành, các địa phương sẽ tập trung nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ yếu thể hiện qua 3 cấp độ là cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh bằng sản phẩm trong quá trình hội nhập toàn cầu. Đến nay, nền kinh tế vẫn dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa trên đầu vào là vốn đầu tư, tài nguyên và lao động rẻ nên bị hạn chế về chất lượng, thiếu sức cạnh tranh. Các chuyên gia cho rằng, trước mắt vẫn nên duy trì một số ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh trong ngắn hoặc trung hạn để giữ sự ổn định xã hội, bảo đảm việc làm cho người lao động, kết hợp tạo đầu vào cho một số nhóm hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày, chế biến nông, thủy sản…

Như vậy, trước mắt, chúng ta vẫn nên duy trì sự kết hợp linh hoạt, hài hòa giữa phát triển theo chiều rộng và chuẩn bị cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu như một thời kỳ quá độ. Đương nhiên, trong những năm tiếp theo sẽ phải từng bước chủ động chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên nền tảng vận dụng chất xám, công nghệ tiên tiến và năng suất cao; từ đó tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn tức là lấy chất lượng làm tiêu chí cao nhất. Đặc biệt, cơ quan chức năng cần hướng doanh nghiệp vào việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực; tập trung đầu tư đến hạn cho hoạt động nghiên cứu, du nhập và sử dụng công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao "đẳng cấp" hoạt động sản xuất. Làm được như vậy sẽ cải thiện, gia tăng sức cạnh tranh cũng như thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, các ngành, các địa phương cần quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới, cải cách toàn diện và kịp thời trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng đồng bộ, tổng thể. Việc tái cơ cấu cũng cần làm từng bước, theo từng ngành với quy hoạch và kế hoạch phù hợp; tránh gượng ép hoặc hình thức. Ở tầm vĩ mô, cần tập trung triển khai tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công, tạo ra sự lành mạnh, công khai về đầu tư bằng nguồn lực từ ngân sách, kết hợp tạo điều kiện cho các nguồn vốn của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án phát triển kinh tế ngày càng nhiều hơn.

Đối với thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng khung chính sách "cứng" một cách khoa học, đúng quy luật thị trường và tăng cường hiệu quả quản lý; tiến tới có thể khống chế và giảm thiểu tối đa tình trạng nợ xấu và tham nhũng. Cần có quy định cởi mở để thu hút dòng vốn ngoài nhà nước tham gia thị trường vốn phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cơ quan hoạch định chính sách cũng cần tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, kiến tạo những cơ chế thông thoáng và linh hoạt để nhà đầu tư phát huy hết năng lực sáng tạo, khát vọng làm giàu đồng thời được bảo đảm bằng pháp luật; từ đó tạo ra tâm lý an tâm đối với giới đầu tư nói chung.

Những năm tới cũng đặt ra yêu cầu tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với hoạt động quảng bá, giới hiệu thương hiệu nông sản để các sản phẩm nông nghiệp đạt giá trị gia tăng cao hơn. Tiến độ thực hiện càng nhanh càng tốt để nông sản và sản phẩm nông nghiệp chế biến trong nước có thể cạnh tranh được với nông sản nước ngoài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường trong nước theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các nước và đối tác. Chính phủ, chính quyền các địa phương nên chủ động lồng ghép vấn đề thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế với mục tiêu an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; tạo sự đồng thuận và nhất quán hành động vì mục tiêu phát triển bền vững. Tất cả nhằm hướng tới bảo đảm sự hài hòa, thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển kinh tế đối với các giai tầng xã hội một cách công bằng…

Theo HNM (Phạm Vũ Thụ - Cán bộ hưu trí, quận Hoàn Kiếm)

Tin cùng chuyên mục

Vuasanca : Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững