Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 17:47

Đổi mới và nâng cao chất lượng Thi đua - Khen thưởng

Thi đua yêu nước, xét cả về lý luận và thực tiễn, luôn có sức sống mạnh mẽ, đóng góp vào sự thành công của cách mạng qua từng thời kỳ. Công tác Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các phong trào thi đua yêu nước trên nhiều lĩnh vực đã được phát động trong những năm qua, đã thu được những kết quả tích cực. Để phát huy hiệu quả hơn các phong trào thi đua yêu nước, Ban TĐKT Trung ương cho rằng, cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TĐKT trong thời gian tới.

Thi đua - Khen thưởng ngày càng thiết thực

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW, ngày 7/4/2014, của Bộ Chính trị về “tiếp tục đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng”, do Hội đồng TĐKT Trung ương, công bố mới đây, đánh giá: Phong trào thi đua yêu nước được phát động trên toàn quốc đã ngày càng thiết thực, hiệu quả, có nhiều đổi mới, từng bước khắc phục tính hình thức. Các phong trào thi đua đã được triển khai bài bản, đa dạng, có tiêu chí và nội dung rõ ràng, cụ thể, thiết thực, bám sát được các nhiệm vụ chính trị, phù hợp với thực tiễn từng lĩnh vực, nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật về TĐKT đã được các cấp, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về TĐKT. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã ngày càng quan tâm thực hiện công tác TĐKT. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác TĐKT...

Thi đua là yêu nước. Ảnh minh họa

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho biết, từ năm 2015 đến nay, đã thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho khoảng 500.000 trường hợp. Trong đó, tỷ lệ khen thưởng các trường hợp có thành tích về cống hiến chiếm khoảng 7%, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác có thành tích xuất sắc chiếm khoảng hơn 20%, khoảng 73% còn lại là khen thưởng cho các đối tượng có thành tích khác.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, thực tiễn triển khai công tác TĐKT vẫn còn có những những hạn chế như chưa khắc phục được nhiều căn bệnh chạy theo thành tích; chất lượng nội dung, hình thức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu thi đua, quy trình, thủ tục… về công tác TĐKT cũng còn có những vấn đề cần khắc phục; cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về TĐKT còn phải cần được bổ sung, hoàn thiện; nhận thức về công tác TĐKT của một số cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, địa phương… còn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc; công tác thi đua có những nơi, những chỗ còn chưa gắn chặt với công tác khen thưởng; năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT vẫn cần phải được chú trọng nâng cao...

Đổi mới, nâng cao chất lượng Thi đua - Khen thưởng

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị mới đây, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đã yêu cầu ngành TĐKT, cũng như các cấp, ngành… cần phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công tác TĐKT để định hướng đổi mới công tác TĐKT đạt được những hiệu quả thiết thực hơn trong thời gian tới, thực sự trở thành động lực cách mạng to lớn, qua đó thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong công cuộc đổi mới đất nước.

Phó Chủ tịch nước yêu cầu, ngành Thi đua - Khen thưởng phải đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua gắn với "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động... Đồng thời, củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác TĐKT các cấp tinh gọn, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm TĐKT có đủ phẩm chất chính trị, tinh thông ngiệp vụ, có năng lực tham mưu, nghiên cứu và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ 2 (2015-2020). Ảnh minh họa

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cũng đã có văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… đề nghị chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác TĐKT, theo hướng: Tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật TĐKT và các nghị định hướng dẫn luật; rà soát, sửa đổi, bổ sung thông tư, quy chế, hướng dẫn thực hiện công tác TĐKT phù hợp với pháp luật về TĐKT và thực tiễn của từng bộ, ngành, địa phương, bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch về khen thưởng…

Đối với ngành Công Thương, công tác Thi đua - Khen thưởng luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, thiết thực, sáng tạo, có chất lượng và tuân thủ đúng pháp luật cũng như các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về công tác TĐKT. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả Thi đua - Khen thưởng của ngành, năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 16/2018/TT-BCT qui định chi tiết thi hành công tác TĐKT trong ngành Công Thương, theo Điều 6 Luật TĐKT và Điều 3, Nghị định 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật TĐKT. Tại Thông tư này, Bộ Công Thương đã hướng dẫn cụ thể các cơ quan, đơn vị trong ngành thực hiện hình các thức, nội dung, tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng; qui định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua cũng như trách nhiệm của cơ quan làm công tác TĐKT; qui định về các danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; qui định thẩm quyền quyết định tặng thưởng, trao tặng danh hiệu thi đua của ngành Công Thương và các qui định chi tiết, cụ thể có liên quan khác về thực hiện công tác TĐKT ngành Công Thương.

Thông tư 18/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng đã cụ thể hóa công tác quản lý nhà nước về Thi đua - Khen thưởng nhằm quản lý, tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong ngành Công Thương một cách hiệu quả, thiết thực, có chất lượng; kiện toàn Hội đồng TĐKT cấp Bộ cho đến cấp cơ sở, trong đó Hội đồng TĐKT Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc toàn ngành thực hiện Thông tư 16/2018/TT-BCT; đồng thời, căn cứ tình hình thực tiễn phong trào thi đua của ngành hàng năm, Hội đồng TĐKT Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất số lượng và tỷ lệ khen thưởng trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Từ những qui định, hướng dẫn của Thông tư 16/2018/TT-BCT, trong 2 năm qua, việc triển khai các phong tráo thi đua yêu nước của ngành Công Thương từ cấp Trung ương đến cơ sở đã có những chuyển mới mới, thu được những kết quả thiết thực, đáng khích lệ, góp phần quan trọng động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo… để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần cùng toàn ngành hoàn thành nhiệm vụ chính trị đã được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao cho Bộ Công Thương.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch