PV OIL Thanh Hóa: Phát huy tiềm lực, vượt khó vươn lên |
Trải qua gần 3 năm đối diện với khó khăn do đại dịch, nhiều doanh nhân đã cho thấy bản lĩnh trong hoạch định chiến lược kinh doanh, chủ động đổi mới sáng tạo, đưa doanh nghiệp (DN) từng bước vượt khó, duy trì đà sản xuất, kinh doanh.
Hình minh họa |
Ông Huỳnh Thanh Vạn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP S Funiture, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương:
Ông Huỳnh Thanh Vạn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP S Funiture, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương |
Luôn sẵn sàng kịch bản cho các tình huống
Ngay khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi lập tức “kích hoạt” hệ thống phòng ngừa rủi ro, rà soát tất cả các hoạt động và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, công ty đã kiểm tra lại định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, giá cả đầu vào. Cùng với đó là kiểm tra xem những cải tiến đã phù hợp chưa. Ngoài ra, kiểm tra tiêu hao định mức của sản phẩm.
Cùng với thay đổi cơ cấu sản phẩm, DN cũng mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng. Trước đây, những đơn hàng nhỏ từ 10 container/tháng trở xuống công ty không nhận, thì hiện nay công ty nhận thêm những đơn hàng nhỏ lẻ. Công ty chấp nhận phát sinh chi phí để có nhiều khách hàng, nhiều cơ hội hơn. Ngoài ra, công ty đa dạng thêm các mặt hàng, trước đây công ty chỉ sản xuất gỗ, từ khi dịch xảy ra, công ty sản xuất thêm sofa. Đây là những sản phẩm gần giống/ tương tự sản phẩm cũ, dễ kết nối để có đơn hàng.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan:
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan: |
Công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng
Chúng tôi không xem công nghệ như một mô hình kinh doanh độc lập, mà là công cụ mạnh mẽ để cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm vượt trội.
Thay vì tự mình thực hiện, chúng tôi chọn cách tìm kiếm các đối tác để rút ngắn quá trình này. Tháng 5/2021, chúng tôi hợp tác với Alibaba để đẩy mạnh bán lẻ mặt hàng nhu yếu phẩm trên kênh online; thỏa thuận với Lazada - nền tảng thương mại điện tử của Alibaba ở khu vực Đông Nam Á. Hoạt động này đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tập đoàn, đồng thời tối ưu và tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng phục vụ người tiêu dùng (NTD). Chỉ vài tháng sau, chúng tôi cũng đặt nền móng cho việc số hóa khi mua lại mạng di động Reddi - mảnh ghép quan trọng để Masan xây dựng chương trình khách hàng thân thiết trong tương lai. Bên cạnh đó, Masan đã đầu tư, mua lại 25% cổ phần của Trusting Social, một công ty fintech chuyên cung cấp các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) để chấm điểm tín dụng người dùng. Trong năm 2022 - 2023, Masan sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ để cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như tái định hình trải nghiệm mua sắm tiêu dùng để trở thành một hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ.
Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân:
Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân: |
Làm nông nghiệp bằng cái tâm với người nông dân
Trong suốt quá trình phát triển, Ba Huân luôn đồng hành cùng người nông dân và khách hàng sử dụng sản phẩm.
Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, công ty đã luôn đổi mới, liên tục cải tiến, thay đổi nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi là làm kinh tế nông nghiệp phải gắn với cái tâm yêu thương, chia sẻ. Chính vì vậy, ngay trong hoàn cảnh khó khăn chung do tác động của Covid-19, 800 nhân sự của công ty vẫn giữ một lòng tin sẽ cùng công ty vượt qua khó khăn.
Trứng gia cầm mang thương hiệu Ba Huân không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, vì giá trứng của Ba Huân vẫn ngang bằng với giá trứng chưa xử lý ngoài thị trường nên lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tôi tâm niệm làm gì cũng nghĩ đến lợi ích cộng đồng trước tiên. Tạo thương hiệu, tạo dấu ấn đã khó, giữ thương hiệu càng khó hơn, nên chúng tôi luôn đặt chất lượng hàng đầu, để giữ chữ “tín” với NTD.
Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt – May – Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean:
Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt – May – Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean: |
Lan tỏa giá trị, truyền cảm hứng
Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp đã chủ động nâng cao năng lực, đổi mới sáng tạo, nhanh chóng chuyển đổi số để tái cấu trúc, tham gia mãnh mẽ vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, xu hướng hiện nay, dù lĩnh vực đầu tư nào cũng phải hướng đến phát triển bền vững gắn với “xanh - số hóa - trách nhiệm xã hội”. Bên cạnh việc lãnh đạo, dẫn dắt DN, doanh nhân cũng lan tỏa giá trị, truyền cảm hứng để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nhân, DN.
Chẳng hạn với DN chúng tôi, nhiều năm trước đây đã thực hiện chuyển đổi số mô hình sản xuất, tinh gọn bộ máy và xanh hóa sản phẩm bằng việc sử dụng nguyên liệu xanh, bền vững. Nhờ vậy, khi đại dịch xảy ra chúng tôi đã nhanh chóng thích ứng với những yêu cầu của thị trường, duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động.
Tôi cho rằng, bất kỳ DN nào bước vào kinh doanh cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, khi có khát vọng đủ mạnh, mục tiêu, chiến lược rõ ràng thì giai đoạn nào, hoàn cảnh nào cũng sẽ có con đường để đi.
Ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành:
Ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành: |
Không “bỏ trứng vào một giỏ”
Với DN chúng tôi, Covid-19 vừa là khó khăn thách thức nhưng cũng là cơ hội tốt để thử sức với những ngành nghề mới. Quan trọng hơn, Lê Thành cũng muốn đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh chứ không “bỏ trứng vào một giỏ”.
Theo đó, bên cạnh mảng đầu tư bất động sản thì 2 năm nay chúng tôi đã “lấn sân” sang bán lẻ, khách sạn, nha khoa và đồ uống. Trong đó ở mảng bản lẻ, chúng tôi kinh doanh mỹ phẩm với chuỗi cửa hàng AB Beauty World. Đáng mừng là dù mới ra mắt chưa đầy 2 năm nhưng đã phát triển được hơn 20 cửa hàng và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi lên khoảng 50 cửa hàng trong năm sau.
Với lĩnh vực khách sạn, chúng tôi có chiến lược thay đổi kịp thời để nhắm tới khách nội địa bởi hiện khách quốc tế vẫn chưa nhiều nhưng lượng khách nội địa lại tăng mạnh. Việc đầu tư này đang đúng hướng khi trong 9 tháng đầu năm nay lượng khách nội địa phục hồi nhanh chóng, thậm chí là phục hồi gần như mức của năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV:
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV: |
Phải liên tục thay đổi, tìm tòi, học hỏi
Trong giai đoạn 2020 đến nay, khi dịch bệnh xảy ra kéo theo hàng loạt những vấn đề khác, và để tồn tại được, DN luôn phải tìm tòi, học hỏi, nâng cao giá trị thương hiệu, phát triển thị trường mới… quá trình này diễn ra liên tục.
Trong năm 2022, rất nhiều DN dừng hoạt động, các DN còn hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn. Riêng với Công ty Phước Thành IV, công ty đã phấn đấu hết mình với ngành lúa gạo. Đồng thời, nắm bắt thị trường thế giới để giải quyết những điểm khó khăn nhất để DN tồn tại và phát triển. Đây là điều mà tất cả các DN đều phải làm, chứ không riêng Phước Thành IV.
Theo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2020 - 2025 của công ty, thì ngoài gạo công ty sẽ phát triển thêm các sản phẩm khác. Theo đó, công ty sẽ nghiên cứu những sản phẩm mới, công nghệ mới, đặc biệt là những sản phẩm sau gạo như bột gạo… Song song đó, DN sẽ phát triển thêm thị trường nội địa và mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu có tiềm năng.
Tính đến nay, công ty đã hoàn thành 40% kế hoạch giai đoạn 2020 – 2025 và bao tiêu các sản phẩm lúa - tôm cho bà con nông dân. Mô hình này hiện đang đem lại hiệu quả cao cho Phước Thành IV cũng như bà con nông dân.