Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 16:38

Dự án điện LNG Bạc Liêu 4 tỷ USD, vốn đăng ký của chủ đầu tư... 2 USD?

Dự án điện khí LNG đặt tại tỉnh Bạc Liêu đã trở thành một tâm điểm được nhiều Đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bởi việc chậm có kết luận cuối cùng trong việc cho triển khai dù địa phương đưa ra đã được 18 tháng.

Giấc mơ nhiều tỷ đô

Trong văn bản 218/TTr-UBND của tỉnh Bạc Liêu vào tháng 12/2018 cho hay, UBND tỉnh này đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty Delta Offshore Enegry PTE Ltd để phát triển Dự án Nhà máy Điện LNG tại Bạc Liêu theo hình thức Nhà máy điện độc lập (IPP) với quy mô 3.200 MW (4 tổ máy), dự kiến được khởi công vào năm 2020.

Theo đó, tổ máy đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024. Ước tính vốn đầu tư sơ bộ cho dự án này là 4,3 tỷ USD, được nhà đầu tư dự kiến huy động trên thị trường vốn quốc tế với tỷ lệ vay tới 85%. Nhà đầu tư cũng tính toán giá bán điện sơ bộ có thể là 7 Uscent/kWh.

Tỉnh Bạc Liêu cũng đề nghị Bộ Công Thương bổ sung Dự án điện LNG Bạc Liêu vào Quy hoạch phát triển Điện, làm cơ sở để triển khai dự án.

Tỉnh Bạc Liêu trông chờ Trung tâm nhiệt điện LNG có quy mô 4 tỷ USD. Ảnh minh họa

Địa phương cũng cho hay, đây thực chất là dự án thay thế cho Dự án Trung tâm điện lực Bạc Liêu (Nhà máy nhiệt điện Cái Cùng tại huyện Đông Hải) thuộc Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi năm 2012.

Trước đó vào tháng 7/2018, tỉnh Bạc Liêu cũng có văn bản đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện LNG Bạc Liêu vào Quy hoạch Điện quốc gia.

Vào tháng 3/2019, khi báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã cho hay, việc bổ sung thêm Nhà máy điện LNG Bạc Liêu quy mô 3.200 MW cho khu vực vào khoảng năm 2024-2026 sẽ có thể giải quyết được một số vấn đề.

Đó là tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất truyền tải, nâng cao chất lượng điện năng; góp phần chia sẻ gánh nặng tài chính cho ngành điện trong đầu tư tự phát triển nguồn điện; đáp ứng các tiêu chí về môi trường, góp phần làm giảm phát thải nhà kinh, tạo thêm việc làm cho nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

Bộ Công Thương trong báo cáo thẩm định của mình hồi tháng 3/2019 đã đề xuất trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung dự án thì sẽ thực hiện theo từng bước.

Theo đó, bước 1, bổ sung Nhà máy điện LNG Bạc Liêu 1 quy mô 800 MW, vào vận hành năm 2024. Bước 2 bổ sung các Nhà máy điện LNG Bạc Liêu 2, 3, 4 với quy mô 800 MW/nhà máy vào vận hành sau năm 2025.

Dẫu vậy Bộ Công thương cũng khuyến nghị nhiều vấn đề cần nghiên cứu chi tiết để dự án có thể triển khai được trên thực tế, thay vì chỉ giữ chỗ và làm mất cơ hội của các nhà đầu tư khác.

Nhà đầu tư vốn…. 2 USD???

Tra cứu cụm từ “Delta Offshore Enegry PTE Ltd” trên mạng Internet, đa số các kết quả thu được chỉ là thông tin về việc công ty này có liên quan tới Dự án điện LNG tại Bạc Liêu.

Website //recordowl.com/company/delta-offshore-energy-pte-ltd là địa chỉ duy nhất có một số thông tin về nhà đầu tư.

Theo đó, Delta Offshore Enegry PTE Ltd (DOE) có số đăng ký 20189028K với địa chỉ 81 UBI Avenue 4 #09-18 UB.ONE, Singapore 408830, được thành lập vào ngày 4/6/2018 với hình thức công ty địa phương, gồm 4 cổ đông và có vốn đăng ký ban đầu là 2 USD.

Thông tin về nhà đầu tư làm dự án điện LNG Bạc Liêu 4 tỷ USD

Ngoài ra, không còn bất cứ thông tin nào của công ty này có thể tìm thấy trên Internet.

Trên Diễn đàn của Cộng đồng năng lượng tái tạo, nhiều thành viên đã cho hay, công ty này có vốn đăng ký ban đầu khá ít ỏi, chỉ 1-2 USD.

“Không hiểu sao các nhà đầu tư như vậy mà vẫn được chào đón để làm các dự án hàng tỷ USD”, ông Lê Anh T. – một nhà đầu tư năng lượng sạch có tìm hiểu về DOE cho hay.

Chia sẻ nhận định này, ông Tùy Anh, một chuyên gia tài chính về năng lượng sạch cho hay, ở Singapore và quốc tế có mô hình thành lập ra “Công ty 1 USD - One dollar company”, để thực hiện một dự án cụ thể. Các công ty này sẽ đi tìm dự án và đưa ra các kiến nghị cùng cam kết để triển khai dự án cụ thể sau đó đi gọi vốn.

Ở trường hợp Dự án Điện LNG Bạc Liêu, trong văn bản thẩm định của Bộ Công Thương cũng cho biết, với quy mô vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD, chủ đầu tư đang đưa ra phương án vay 85%.

Cũng do đây là 1 dự án lớn cần diện tích trên bờ và mặt nước lớn khi triển khai nên Bộ Công thương cho rằng, đòi hỏi vốn và kinh nghiệm triển khai dự án phải được đảm bảo.

“Xem xét tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư là 15%, Bộ Công Thương thấy rằng đây là tỷ lệ thấp, sẽ khó khăn trong việc đảm bảo được tính khả thi khi triển khai dự án. Ngoài ra, việc cung cấp tài chính cho dự án của các ngân hàng/tổ chức tài chính mới chỉ có thư bày tỏ quan tâm (không ràng buộc) đối với việc tham gia đầu tư dự án. Vì vậy, cần có các giải trình rõ hơn về thu xếp vốn đầu tư cho Dự án”, báo cáo của Bộ Công Thương nhận xét.

Theo hồ sơ do UBND tỉnh Bạc Liêu cung cấp, Công ty DOE đóng vai trò là thành viên đứng đầu phát triển Dự án của liên doanh gồm các đối tác chiến lược đã cam kế có Tập đoàn GE và DNB Bank ASA (Den Norsk Bank). Trong số này, mới chỉ có GE là đủ năng lực, kinh nghiệ tham gia đầu tư dự án điện khí LNG tại Việt Nam, nhưng các đối tác này chỉ có thư bày tỏ quan tâm mà không có bất cứ điều kiện cụ thể nào kèm theo với việc tham gia đầu tư dự án.

Bởi vậy, năng lực để triển khai dự án quy mô 4 tỷ USD là dấu hỏi không thể không đặt ra với nhà đầu tư DOE.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Trả lời chất vấn của các Đại biểu tại phiên họp sáng ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay: Bộ này đã hoàn tất báo cáo bổ sung cuối cùng về tất cả các khía cạnh liên quan đến 3 Trung tâm điện lực này và đang đợi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ cho ý kiến và ngay sau khi có ý kiến bổ sung thì Bộ Công Thương sẽ triển khai thực hiện dự án.

"Thời điểm để tổ chức thực hiện thì bản thân Bộ Công Thương cũng rất mong muốn là sớm có được quyết định để tổ chức triển khai dự án. Bởi vì, trên thực tế chúng ta cũng đã thiếu điện và đang rất cần. Những trung tâm này cũng đã được nghiên cứu đầy đủ ở trong các báo cáo trình lên cho các bộ, ngành cũng như báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, tôi báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, tôi chắc cũng không thể nói được là thời điểm nào cho triển khai bởi vì việc này sẽ đợi Thủ tướng Chính phủ và Thường Chính phủ cho ý kiến và sau đó thì chúng ta sẽ triển khai theo đúng quy định và tôi hi vọng sẽ sớm được thực hiện vào đầu năm 2020, đó là theo hiểu biết của tôi".

Theo Báo Đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan