Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự án PPP: Vì sao không hấp dẫn khu vực tư nhân?

Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn để hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đề xuất cơ chế quản lý tài chính dự án PPP Cách nào thu hút nguồn vốn hiệu quả cho những dự án PPP?

Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực tư nhân vẫn chưa mặn mà với mô hình này. Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đưa ra vào năm 2021, đến năm 2050, Việt Nam phải có 9.014 km đường cao tốc và 29.795 km đường quốc lộ.

Theo ông Nguyễn Minh Đức – chuyên gia Ban Pháp chế của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, để hoàn thành mục tiêu trên, giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần đầu tư khoảng 78 nghìn tỷ đồng mỗi năm và giai đoạn 2026-2030 cần đầu tư khoảng 102 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được 2/3, còn lại 1/3 phải thu hút từ khu vực tư nhân thông qua mô hình PPP.

Dự án PPP: Vì sao không hấp dẫn khu vực tư nhân?
Cần hoàn thiện khung khổ pháp lý về PPP nhằm thu hút nhà đầu tư

Để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội, năm 2020, Quốc hội đã ban hành Luật PPP với nhiều nội dung đổi mới, được xem xét là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong nỗ lực xây dựng môi trường thể chế pháp lý hiệu quả, ổn định và thuận lợi cho triển khai dự án PPP để khơi thông dòng vốn đầu tư theo phương thức PPP. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, Luật ra đời sẽ tạo sức hút đối với khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo PGS, TS Dương Đăng Huệ - Cố vấn pháp lý, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI), từ khi có Luật PPP, số dự án PPP không những không tăng mà còn giảm đi đáng kể. Nguyên nhân vì PPP là lĩnh vực vô cùng phức tạp, nhưng Luật PPP lại quá đơn giản, không bao phủ được hết vấn đề của lĩnh vực và không đủ nội dung để giải quyết các vấn đề phát sinh đặt ra.

Thêm vào đó, theo ông Nguyễn Minh Đức, chúng ta mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Cụ thể, Luật PPP phải mất hơn 2 năm, các nghị định chậm ban hành gần 1 năm và các thông tư hướng dẫn cũng mất thêm gần 1 năm nữa. Thậm chí, cuối năm 2021, Chính phủ đã phải ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg để đốc thúc xây dựng các văn bản pháp luật.

Bên cạnh vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý, theo bà Nguyễn Linh Giang - Chánh Văn phòng PPP -Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn rất nhiều yếu tố khác để thực hiện được một dự án PPP thành công. Trong đó phải kể đến những vấn đề nội tại của dự án, ngân sách nhà nước dự kiến cho dự án cơ sở hạ tầng, năng lực thực thi của cơ quan quản lý nhà nước và khả năng đáp ứng của khu vực tư nhân…

PPP có thể tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công chất lượng cao. Để khu vực tư nhân mặn mà hơn với phương thức đầu tư này, ông Đoàn Tiến Giang - chuyên gia PPP của USAID - cho rằng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý PPP; nâng cao tính trách nhiệm của các bên, làm rõ quy trình của các bên khi triển khai các dự án PPP; chú trọng đến tính minh bạch, bao gồm cả quyền lợi, trách nhiệm khu vực công và khu vực tư khi tham gia dự án.

Các chính sách về PPP cần đảm bảo tính công bằng, không làm hại đến quyền lợi khu vực công, khu vực tư nhân và các bên đối tác liên quan, cả những người sử dụng cơ sở hạ tầng khi dự án hoàn thành.

Các dự án PPP thường có thời gian thực hiện kéo dài 20 - 30 năm, nên sự ổn định trong chính sách pháp luật cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư tư nhân yên tâm tham gia dự án.
Chu Đan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình vừa họp để lựa chọn nhà đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nguyên Xá và Cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng).
Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là nội dung thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên, bao gồm 50 đại diện của 35 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Vừa chính thức ra mắt, Câu lạc bộ Nhà đầu tư vốn tư nhân (VPCA) đã đưa ra mục tiêu thu hút 35 tỷ USD vốn đầu tư cho Việt Nam đến năm 2035.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Theo kết quả giải ngân vốn đầu tư công kỳ tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công Quảng Nam mới đạt 31,3% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cần Thơ: Cấp mới 3 dự án FDI trong 8 tháng đầu năm

Cần Thơ: Cấp mới 3 dự án FDI trong 8 tháng đầu năm

Theo Cục Thống kê TP. Cần Thơ, trong 8 tháng đầu năm, thành phố cấp mới 3 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 0,62 triệu USD.
Tỷ phú Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Tỷ phú Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Doanh nhân Mr.Richard Chandler - tỷ phú xếp thứ 15 trong danh sách 50 tỷ phú giàu nhất Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc.
Việt Nam thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư từ Hàn Quốc

Việt Nam thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư từ Hàn Quốc

Hiện tổng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 87,5 tỷ USD với hơn 10.000 dự án, chiếm 25% tổng số dự án và 18% tổng vốn FDI tại Việt Nam.
Nhằm gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp, VIPFA khai trương văn phòng Hà Nội

Nhằm gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp, VIPFA khai trương văn phòng Hà Nội

Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam vừa chính thức khai trương văn phòng trụ sở tại Hà Nội, nhằm tăng hỗ trợ cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp.
Phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn khó

Phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn khó

Quỹ đầu tư được xác định là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế nhưng do thiếu cơ chế phù hợp, các tổ chức tài chính này tại Việt Nam còn rất nhỏ.
Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Compal, BH Flex, DKT Vina, Interflex Vina, Arcadyan… là những doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đang có được đơn hàng ổn định từ những tập đoàn lớn trên thế giới.
Giải pháp hữu hiệu nào huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế?

Giải pháp hữu hiệu nào huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế?

Nâng cao hiệu quả đầu tư công, hình thành trung tâm tài chính là đề xuất của chuyên gia và doanh nghiệp nhằm huy động được nguồn tài lực cho phát triển kinh tế.
Bộ Quốc phòng: Giải ngân vốn đầu tư công còn khiêm tốn, đâu là giải pháp?

Bộ Quốc phòng: Giải ngân vốn đầu tư công còn khiêm tốn, đâu là giải pháp?

Theo Bộ Quốc phòng, kết quả triển khai và giải ngân vốn đầu tư công, cùng với một số chương trình và đề án của Bộ Quốc phòng vẫn còn khiêm tốn.
TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng hơn 1.500 đồng vốn đầu tư công trung hạn

TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng hơn 1.500 đồng vốn đầu tư công trung hạn

TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thêm 1.503,314 tỷ đồng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút 34 dự án FDI, tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút 34 dự án FDI, tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD

Tính trong 7 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp mới và điều chỉnh vốn cho 34 dự án FDI, với tổng vốn là hơn 1,7 tỷ USD, đạt 87,8% kế hoạch năm 2024.
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng một số dự án luật quan trọng

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng một số dự án luật quan trọng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật mà Chính phủ giao, đó là: Luật Đầu tư công (sửa đổi) và một luật sửa 4 luật.
Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?

Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?

Lĩnh vực công nghiệp, trong đó sản xuất linh phụ kiện điện tử tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD

Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD

Hiện các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.750 dự án với tổng vốn đăng ký trên 28,544 tỷ USD, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực tại 56 địa phương.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Nhờ chính sách thu hút đầu tư ngày càng cởi mở, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 nhóm chính sách

Sửa đổi Luật Đầu tư công: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 nhóm chính sách

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất xây dựng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), theo đó, để tháo gỡ vướng mắc, cơ quan này đề xuất 5 nhóm chính sách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động