Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Du lịch Hà Nội: Vượt qua đại dịch, từng bước “hồi sinh”

Du lịch là một trong số các lĩnh vực kinh tế của Hà Nội gặp nhiều sóng gió trước đại dịch Covid-19. Vì vậy, sau những thăng trầm, ngay khi Hà Nội bước vào giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế lĩnh vực du lịch Thủ đô cũng đang chuyển mình tích cực trong bối cảnh mới…

Đối diện thách thức

Từ tháng 4/2020 đến nay, khách du lịch đến Hà Nội chỉ bao gồm khách du lịch nội địa. Vì vậy, theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2021, Hà Nội ước đón 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36% kế hoạch đề ra từ đầu năm). Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (bằng 40% tổng thu năm 2020 và bằng 23% kế hoạch đề ra). Năm 2021, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1- 5 sao ước đạt là 23%, so với năm 2020 giảm 7%.

Du lịch Hà Nội: Vượt qua đại dịch, từng bước “hồi sinh”
Hà Nội kỳ vọng du lịch sẽ sớm phục hồi

Khi dịch bùng phát trở lại đợt thứ tư đến nay, đã có hơn 29 nghìn lượt khách hủy, gần 10 nghìn lượt khách hoãn, chuyển ngày các tour đi và đến Hà Nội tập trung vào giai đoạn tháng 5,6, 7/2021. Bên cạnh đó, rất nhiều hợp đồng mới đã không được ký kết do lo ngại dịch bệnh kéo dài. Có đến trên 95% doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch cùng sụt giảm, công suất xe lưu hành trung bình dưới 10% và không hoạt động trong thời gian giãn cách. Toàn bộ các điểm đến di tích, văn hóa - lịch sử, vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố đóng cửa, tạm thời không đón khách từ ngày 2/5/2021 để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Rơi vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, các hoạt động du lịch hầu hết tạm thời “đóng băng”, nhưng theo đại diện Sở Du lịch Hà Nội, ngành du lịch Thủ đô đã chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa ngay khi trở lại như: Tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm đêm “Đêm Thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò... Đồng thời, Sở Du lịch Hà Nội đã tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn Thành phố chuẩn bị khởi động các sản phẩm du lịch trong tình hình mới; Và các các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Hà Nội đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh tác động của Covid-19; phát triển nguồn lực chất lượng cao và thị trường lao động bền vững; phát triển thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch.

Bước chuyển mình

Sau khi thực hiện chủ trương thích ứng linh hoạt với dịch bệnh của Chính phủ, vượt lên những tổn thất do dịch bệnh gây ra, từ giữa tháng 10/2021, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thủ đô đã tung ra hàng loạt tour, sản phẩm mới hấp dẫn, giúp ngành kinh tế xanh chuyển mình mạnh mẽ. Như, Công ty Lữ hành Hanoitourist đã khai trương tour “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”; CLB Du lịch bền vững VGreen (Hội Lữ hành Hà Nội) đã ra mắt chùm tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp "VGreen bike tour - Tinh hoa Tràng An". Hay mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội HPA đã phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, Công ty Lữ hành Hanoitourist xây dựng sản phẩm trải nghiệm phố cổ với những di tích lịch sử, văn hóa… bằng phương tiện xe điện.

Cùng với các doanh nghiệp, nhiều điểm đến trên địa bàn Thủ đô cũng đã không ngừng nâng cao chất lượng, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quảng bá và xây dựng sản phẩm. Điển hình là Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã xây dựng xong Đề án phát triển du lịch thông minh, trong đó có điểm nhấn là sản phẩm trình chiếu ánh sáng để phát triển du lịch đêm. Có thể thấy, việc các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác những điểm di tích văn hóa, lịch sử; các khu, điểm du lịch không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm đã góp phần phong phú sản phẩm du lịch Thủ đô, qua đó tạo được sức hút mới với du khách.

Nhờ nỗ lượt vượt qua khó khăn, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tháng 11/2021 ngành du lịch Thủ đô đã đón 300.000 lượt du khách. Một số bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch như: Công viên Thủ Lệ đã đón khoảng 18.000 lượt khách tham quan, Bảo tàng Dân tộc học đón khoảng 1.000 lượt khách, khu Tản Đà đón khoảng 1.000 lượt khách tham quan.

Trong lộ trình phục hồi, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, ngành du lịch Hà Nội sẽ đổi mới cách khai thác theo hướng hình thành cụm du lịch trọng điểm theo từng khu vực nhất định. Cụ thể, cụm du lịch trung tâm Hà Nội (phát triển du lịch văn hóa, di sản, ẩm thực); cụm du lịch vùng ven đô (phát triển du lịch kết hợp hội nghị, du lịch thể thao, giải trí); cụm du lịch vùng ngoại thành Hà Nội (phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch học đường...).

Khi dịch bệnh được khống chế, du lịch đảm bảo các điều kiện hoạt động, Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa; nghiên cứu kinh nghiệm các nước về áp dụng mô hình bong bóng du lịch, hộ chiếu vắc xin để có thiết lập cơ chế hợp tác trao đổi khách quốc tế với các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh để dần phục hồi và phát triển thị trường khách quốc tế. Xây dựng kế hoạch chiến lược marketing du lịch Hà Nội đến năm 2030, triển khai các chiến dịch xúc tiến tại các thị trường trong điểm phù hợp với xu hướng mới của thị trường.

Lãnh đạo ngành du lịch Hà Nội cũng nhấn mạnh, Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch với phương châm đến đúng, nhanh nhất, nhiều nhất với các đối tượng khách và các thị trường khách du lịch; tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ với du lịch như: hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, mạng wifi miễn phí, hạ tầng du lịch, thương mại, thông tin hướng dẫn du khách, các cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch. Đặc biệt, sẽ số hóa các điểm đến điểm du lịch của các quận, huyện trong hệ thống giới thiệu du lịch chung của Thủ đô bằng giao diện ảnh 360, 3D, FLYCAM, công nghệ thực tế ảo... để tăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá du lịch; thúc đẩy tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Trao 700 suất quà hỗ trợ gia đình khó khăn tại Vĩnh Phúc sau bão lũ

Trao 700 suất quà hỗ trợ gia đình khó khăn tại Vĩnh Phúc sau bão lũ

Sơn La: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 1.972 tỷ đồng

Sơn La: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 1.972 tỷ đồng

Chưa thông quốc lộ 2, xe đến Hà Giang chật vật đi đường liên xã

Chưa thông quốc lộ 2, xe đến Hà Giang chật vật đi đường liên xã

Hà Giang công bố quyết định điều động cán bộ, nhân sự

Hà Giang công bố quyết định điều động cán bộ, nhân sự

Thanh Hóa lại sạt lở đồi, nhiều huyện phải di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

Thanh Hóa lại sạt lở đồi, nhiều huyện phải di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Sạt lở ở Hà Giang: Công tác tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn; Chủ tịch tỉnh chỉ đạo khẩn

Sạt lở ở Hà Giang: Công tác tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn; Chủ tịch tỉnh chỉ đạo khẩn

TP. Hồ Chí Minh: Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đề nghị di dời container tồn đọng

TP. Hồ Chí Minh: Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đề nghị di dời container tồn đọng

Thanh Hóa:

Thanh Hóa: 'Xóa sổ' dự án hơn 1.800 tỷ đồng

Long An: Giả mạo văn bản Sở Y tế lập đoàn kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh thực phẩm

Long An: Giả mạo văn bản Sở Y tế lập đoàn kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh thực phẩm

Sạt lở quốc lộ 2: Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang mong nhận hỗ trợ từ trung ương

Sạt lở quốc lộ 2: Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang mong nhận hỗ trợ từ trung ương

Thanh Hóa kêu gọi tàu, thuyền chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Thanh Hóa kêu gọi tàu, thuyền chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Phú Thọ: Thông xe cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu

Phú Thọ: Thông xe cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu

Sạt lở ở Hà Giang: Chủ tịch xã Việt Vinh lo mưa lớn cản trở công tác khắc phục hậu quả

Sạt lở ở Hà Giang: Chủ tịch xã Việt Vinh lo mưa lớn cản trở công tác khắc phục hậu quả

Hà Nội tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ lớn nhất từ trước đến nay

Hà Nội tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ lớn nhất từ trước đến nay

Hà Tĩnh: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, không để thị trường bị thao túng

Hà Tĩnh: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, không để thị trường bị thao túng

Bình Thuận: Bí thư huyện Tuy Phong xin nghỉ hưu trước thời hạn

Bình Thuận: Bí thư huyện Tuy Phong xin nghỉ hưu trước thời hạn

Hậu Giang: Nhiều phương án tái định cư cho các dự án khu công nghiệp

Hậu Giang: Nhiều phương án tái định cư cho các dự án khu công nghiệp

Thanh Hóa lên phương án ứng phó với mưa lớn sắp diễn ra trên diện rộng

Thanh Hóa lên phương án ứng phó với mưa lớn sắp diễn ra trên diện rộng

Dự án Trung tâm thương mại hơn 4.150 tỷ đồng ở Thanh Hóa khởi công ngày nào?

Dự án Trung tâm thương mại hơn 4.150 tỷ đồng ở Thanh Hóa khởi công ngày nào?

Xem thêm