Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự thảo Luật Thủ đô: Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông

Chiều 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, luật cần chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông.
Sửa Luật Thủ đô: Tạo "hệ sinh thái" thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định làm việc về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, khi xây dựng Luật Thủ đô, tất cả các đại biểu quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để thủ đô phát triển. Sự chung tay của đại biểu quốc hội với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và phù hợp nhất cho phát triển Thủ đô.

Thưa đại biểu, là một công dân của Hà Nội đồng thời đại diện cho cử tri Thủ đô ông kỳ vọng gì về Luật Thủ đô được lấy ý kiến tại Quốc hội kỳ họp này?

Chúng ta biết rằng Thủ đô là chung của cả nước, do vậy, việc xây dựng Luật Thủ đô chính là mong muốn tạo ra một khuôn khổ pháp lý mang tính chất vượt trội, mang yếu tố đặc thù để phát triển thủ đô thực sự là một hình ảnh đại diện cho cả quốc gia.

Dự thảo Luật Thủ đô: Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông
Đại biểu Hoàng Văn Cường chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội. (Ảnh: Thu Hường)

Còn thành phố Hà Nội phải thực hiện trọng trách và sứ mệnh được nhân dân và cử tri, cũng như tất cả các địa phương giao phó là xây dựng thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.

Xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được những điều kiện, những tinh túy của cả nước về thủ đô, tạo ra hình ảnh đại diện cho cả nước.

Kỳ họp này, Quốc hội đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung rất quan trọng là quy hoạch thủ đô, quy hoạch chung thủ đô và Luật Thủ đô. Đây là một cơ hội hiếm có, tạo ra bứt phá, định hướng và cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng này. Quy hoạch thủ đô chính là tạo ra những định hướng phát triển chung, tổng thể, dài hạn cho thủ đô, đưa thủ đô trở thành một hình ảnh đại diện của quốc gia, xứng tầm với thủ đô của các nước khác trên thế giới.

Trong quy hoạch chung sẽ cụ thể hóa những ý tưởng, những nội dung đặc biệt về hạ tầng đô thị đã được chỉnh lý trong quy hoạch thủ đô. Từ đó, đưa ra những phương án, những mô hình phát triển cụ thể xây dựng diện mạo thủ đô trong tương lai. Để triển khai định hướng và ý tưởng này, cần có các hành lang pháp lý, cơ chế và khuôn khổ pháp lý. Đây chính là Luật Thủ đô.

Trong dự thảo Luật Thủ đô đâu là nội dung chưa đáp ứng được “vượt trội” và cần phải sửa đổi tiếp thưa ông?

Hiện nay, dự thảo Luật Thủ đô cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội, bứt phá. Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.

Nếu chúng ta vẫn để 2 quy định như trong dự thảo luật là việc xây dựng các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về luật đê điều, thì điều ấy có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể tạo được diện mạo cho phát triển thủ đô.

Tôi cho rằng, đây là điều chúng ta cần phải cân chỉnh lại, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.

Liên quan đến thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức ở thủ đô, Hà Nội nên có cơ chế thu nhập như thế nào để giữ chân được cán bộ có năng lực?

Về điều chỉnh tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức ở thủ đô, tôi từng có phát biểu về quy định này, nhưng đây sẽ không phải là quy định áp đặt. Thậm chí, có nhiều đại biểu băn khoăn khi Nghị quyết 27 về cơ chế tiền lương mới không thực hiện cưỡng chế phụ cấp đặc thù, thì Hà Nội sẽ phải dùng cơ chế nào để vẫn có thể trả tiền lương cho những người lao động của thủ đô, những công chức, viên chức thủ đô ở mức thỏa đáng cho những đóng góp của họ.

Hiện nay, Hà Nội đang có tỷ lệ biên chế thấp nhất so với Quy định về biên chế công chức, viên chức chung quốc gia. Nếu so với quỹ chung thì Hà Nội mới sử dụng khoảng 1/2 con số này. Điều này có nghĩa, mỗi cán bộ, công chức, viên chức tại Hà Nội đang phải làm việc với cường độ, công suất lớn hơn so với các địa phương khác. Do vậy, việc trả lương phải dựa trên tổng quỹ lương khi sử dụng hết các biên chế như tại các địa phương và tổng quỹ lương của Hà Nội sẽ tăng cao. Phần dôi dư trong tổng quỹ lương này có thể dùng để chi trả lương tăng thêm cho cán bộ, công chức.

Như vậy, nếu chúng ta có cơ chế, bộ máy càng gọn nhẹ, số lượng cán bộ công chức càng giảm xuống thì cơ hội tăng lương sẽ càng cao. Ngược lại, nếu như bộ máy không gọn nhẹ, đồng thời muốn tăng thêm biên chế, tăng thêm người thì quỹ dôi dư sẽ ít đi và lương cho mỗi người sẽ thấp hơn.

Đây sẽ là một cơ chế khuyến khích tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao. Đồng thời, nâng cao được vai trò, trách nhiệm của họ để làm việc với cường độ, công suất hiệu quả và thái độ phục vụ tốt nhất để trả lương một cách xứng đáng.

Theo ông, để Thủ đô Hà Nội ngang tầm với thủ đô các nước khác trên thế giới, quy hoạch thủ đô cần phải giải quyết được những vấn đề gì?

Chúng ta đều nhìn thấy bất cập trong phát triển đô thị tại Hà Nội và nó đã để lại hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường. Như vậy, Luật Thủ đô và quy hoạch Thủ đô phải hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay. Tôi lấy ví dụ, trước đây, theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới được gọi là nội đô lịch sử gần như không được phép đầu tư, cải tạo quá nhiều.

Chính vì việc khống chế những chỉ số về đầu tư phát triển của những khu vực nội đô lịch sử đã dẫn đến có nhiều khu chung cư cũ rất nhiều năm không được cải tạo, rất nhiều những khu nhà tự xây không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ, cũng như điều kiện môi trường sinh hoạt. Nhưng không có một cơ chế để chúng ta cải tạo hay thay đổi những điều kiện này.

Trong Luật Thủ đô, tôi cho rằng phải tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.

Dự thảo Luật Thủ đô: Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông
Quy hoạch sao cho thủ đô không phát triển một cách tự phát. (Ảnh: Thu Hường)

Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo một ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.

Nếu chúng ta làm được việc đó thì chúng ta sẽ giải quyết được bức xúc hiện nay, như phát triển đô thị tự phát, hay có những khu dân cư không đảm bảo các tiêu chuẩn hoặc là nhiều khu vực “nhếch nhác” không xứng tầm với thủ đô.

Rõ ràng là những khu vực không đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hay không có không gian cho sinh hoạt công cộng, thì phải có những phương án cải tạo, để biến những khu vực đó từ bức xúc trở thành phát triển văn minh, hiện đại. Điều này tôi cho rằng, hoàn toàn có thể làm được. Bởi lẽ, phần lớn những khu vực đang rất lộn xộn, nhếch nhác đều nằm ở những khu vực trung tâm nhất của thủ đô và đều ở những vị trí nếu cải tạo tốt thì sẽ trở thành những khu vực có giá trị kinh tế cao.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý để được phép thay đổi, khai thác được không gian ngầm, không gian trên cao và có một hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, như đường sắt đô thị.

Ngay trong Quy hoạch thủ đô và trong Luật Thủ đô đều ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là giao thông đường sắt. Nếu chúng ta làm được việc đó, thì những khu vực đang tập trung dân số, có nhiều nhà thấp tầng, người ta hoàn toàn có thể chuyển thành những khu phát triển một số ít những tòa nhà cao tầng, để đưa không gian sinh hoạt, không gian sống lên cao. Còn không gian mặt đất sẽ trở thành không gian xanh, không gian công cộng, không gian ngầm, không gian giao thông và không gian phát triển dịch vụ. Tôi cho rằng, những khu vực chúng ta đang bức xúc hiện nay đều đáp ứng với quy hoạch này.

Điều đầu tiên chúng ta phải đánh đổi là quan niệm và thói quen. Bởi mỗi người hiện nay đều mong muốn là phải sống ở nhà mặt đất và chưa có thói ở nhà trên cao. Mặc dù, điều kiện sinh sống ở chung cư có thể tốt hơn rất nhiều lần so với nhà mặt đất.

Về cơ chế, chúng ta cũng phải thay đổi. Cụ thể, cơ chế cải tạo đô thị không chỉ giải quyết bức xúc của người dân mà đây còn là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền. Phải có cơ chế đầu tư. Ví dụ, hệ thống hạ tầng giao thông công cộng chắc chắn Nhà nước phải đầu tư. Nếu không đầu tư thì không thể nào giải quyết được vấn đề tập trung dân số. Để thay đổi tâm lý, thói quen, tập quán sinh hoạt của người dân, chúng ta có thể cho người dân người dân được lựa chọn những cơ hội lựa chọn những cơ hội chuyển đổi. Nếu người dân chấp nhận từ bỏ sống ở những nhà lụp xụp và chuyển lên sống trên cao thì người ta được chuyển đổi. Những người vẫn giữ thói quen phải ở nhà mặt đất thì tạo cơ hội để họ ra ngoài khu vực.

Trong trung tâm phải quy hoạch thành những khu phát triển hiện đại, chứ không thể phát triển gọi lan rộng trên mặt đất. Như vậy, sẽ không còn không gian trống cho hoạt động công cộng và những hoạt động xanh cho đô thị.

Để phát triển thủ đô phải cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, quy hoạch thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là lộ trình đã đặt ra và chúng ta có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác các quy chế, những cơ chế rất đặc thù và vượt trội cho thủ đô. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội. Từ đó, tạo ra bộ mặt Thủ đô thực sự đột phá và xứng tầm là nước phát triển vào năm 2045.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Louis Phạm lại giả dối trong xin lỗi: Đừng biến mình thành phiên bản Pinocchio

Louis Phạm lại giả dối trong xin lỗi: Đừng biến mình thành phiên bản Pinocchio

Louis Phạm (Phạm Như Phương) gây chú ý khi liên tục nói dối và "phông bạt" chuyện từ thiện, đến nỗi cộng đồng mạng gắn cho cô này cái tên Pinocchio.
Lạm thu đầu năm học: Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Lạm thu đầu năm học: Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Cứ mỗi dịp đầu năm học mới, câu chuyện lạm thu từ các khoản xã hội hóa, thu tự nguyện lại trở thành đề tài được bàn tán xôn xao từ công sở ra đến tận góc chợ.
Sắp diễn ra toạ đàm

Sắp diễn ra toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Sáng ngày 24/9, Vuasanca sẽ tổ chức tọa đàm: “Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn”.
Cải cách môi trường kinh doanh là yếu tố quyết định tạo ra đột phá cho doanh nghiệp

Cải cách môi trường kinh doanh là yếu tố quyết định tạo ra đột phá cho doanh nghiệp

Để bùng lên 'ngọn lửa' lớn trong mỗi doanh nghiệp, doanh nhân, TS. Võ Trí Thành cho rằng, cải cách môi trường kinh doanh là yếu tố quyết định để tạo ra đột phá.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế 'tự nguyện' sang 'bắt buộc'

Nhiều ý kiến cho rằng cần có những chế tài mang tính quy định bắt buộc trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Thực thi chính sách không đơn thuần là đúng luật

Thực thi chính sách không đơn thuần là đúng luật

Cải cách cần vượt lên trên sự tuân thủ. Đây là tư duy cần được xác định để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 41 của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư...
Đảng bộ Vuasanca
 tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới năm 2024

Đảng bộ Vuasanca tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới năm 2024

Sáng ngày 20/9/2024, Đảng bộ Vuasanca long trọng tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới theo quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Lào Cai: Xúc động hình ảnh Công an xã Y Tý giúp dân sau bão lũ

Lào Cai: Xúc động hình ảnh Công an xã Y Tý giúp dân sau bão lũ

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, một số khu vực trên địa bàn xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) sạt lở, nhà cửa, hoa màu, công trình… bị thiệt hại nặng nề.
Hà Nội: Quyết liệt ngăn chặn vi phạm trên thương mại điện tử

Hà Nội: Quyết liệt ngăn chặn vi phạm trên thương mại điện tử

Thành phố Hà Nội thể hiện sự quyết tâm trong việc ngăn chặn vi phạm trên thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật sư Lê Anh Văn: Hiện tượng "trên nóng, dưới lạnh" là trở ngại trong quá trình thực thi pháp luật

Luật sư Lê Anh Văn: Hiện tượng "trên nóng, dưới lạnh" là trở ngại trong quá trình thực thi pháp luật

Luật sư Lê Anh Văn cho rằng, quá trình thực thi ở cấp cơ sở vẫn chưa được đồng bộ, dẫn đến hiện tượng "trên nóng, dưới lạnh" gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Bộ Chính trị ngày 18/9 đã thống nhất xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Vuasanca
 tiếp nối hành trình thiện nguyện cùng doanh nghiệp đến với Lào Cai

Vuasanca tiếp nối hành trình thiện nguyện cùng doanh nghiệp đến với Lào Cai

Ngày 18/9, Đoàn công tác do Vuasanca làm trưởng đoàn cùng các nhà hảo tâm đã trao quà tại Lào Cai-một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do bão.
[LIVE] Toạ đàm

[LIVE] Toạ đàm 'Cải thiện môi trường đầu tư: Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt'

Sáng 19/9, Vuasanca tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Cải thiện môi trường đầu tư: Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt".
Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Hàng trăm tỷ đồng đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các doanh nghiệp ngành Công Thương quyên góp ủng hộ bào bị ảnh hưởng của bão, lũ.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Trào lưu câu like, câu view từ việc đốt, dày vò các tờ báo in... cần được lên án mạnh mẽ và loại trừ.
Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công

Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công 'phông bạt'?

Đáng lo ngại hơn, khi trào lưu “phông bạt” được nâng cấp thành thói quen dối trá trơ trẽn sẽ là mối nguy hại không nhỏ cho cộng đồng xã hội.
Từ vụ kênh Youtube

Từ vụ kênh Youtube 'Những bài học nhỏ': Cần xử lý hành vi 'câu view' từ mạng xã hội

Hành động "câu view" của kênh Youtube "Những bài học nhỏ" là nghiêm trọng, nhưng lại không hề mới, và đòi hỏi sự vào cuộc của các nền tảng mạng xã hội.
Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu Giáp Thìn 2024 đến khi mà các địa phương miền Bắc vừa đi qua đợt bão lũ hiếm có nhưng không vì thế mà để trẻ em phải bỏ lỡ một dịp ký ức đáng nhớ.
Sáng 19/9 diễn ra tọa đàm

Sáng 19/9 diễn ra tọa đàm 'Cải thiện môi trường đầu tư: Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt'

9h30 sáng 19/9, Vuasanca tổ chức chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề: Cải thiện môi trường đầu tư: Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt.
Thanh Hóa tiếp nhận hơn 21,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Thanh Hóa tiếp nhận hơn 21,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tính đến 17 giờ chiều ngày 17/9, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 715 tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 với tổng số tiền hơn 21,1 tỷ đồng.
Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam.
Khơi dậy lòng nhân ái trong học sinh: Tuổi nhỏ làm việc không nhỏ

Khơi dậy lòng nhân ái trong học sinh: Tuổi nhỏ làm việc không nhỏ

Tấm lòng thiện nguyện, tinh thần tương thân tương ái của các em học sinh được nhen nhóm trong những lá thư tay, hũ muối vừng tự làm hay xấp tiền lẻ tiết kiệm...
Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

12.000 trang sao kê từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cho người dân được trực tiếp kiểm chứng thông tin và đánh giá tính xác thực các thông tin số tiền từ thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động