Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:35

Đưa dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng 12 ra Quốc hội thảo luận

Cho ý kiến về việc chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 10 (khai mạc vào tháng sau), UB Thường vụ Quốc hội thống nhất với chương trình dự kiến dành 1 ngày để Quốc hội thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.

Đây là một nội dung được bàn trong buổi làm việc sáng 15/9 của UB Thường vụ Quốc hội, trong khuôn khổ phiên họp thứ 41.

Kỳ họp thứ 10 – kỳ họp áp chót của Quốc khội khóa XIII dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 26/11/2015 với tổng thời gian làm việc 31 ngày (không kể các ngày nghỉ).

Chuẩn bị các nội dung cho việc chuyển giao sang một nhiệm kỳ công tác mới là nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội trong kỳ họp bắt đầu vào tháng sau.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh khi khai mạc phiên họp thứ 41 của UB Thường vụ là kỳ họp thứ 10 sẽ có khối lượng công việc rất lớn vì rất nhiều dự án luật trình Quốc hội để góp phần hoàn thành cơ bản việc sửa đổi khung pháp lý về hoạt động tư pháp; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ xã hội, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cụ thể hóa các quyền hiến định của con người, của công dân.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đối với 17 dự án trình Quốc hội xem xét, thông qua, UB Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 15 dự án luật tại phiên họp thứ 40, trong đó có 8 dự án luật được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các dự án còn lại đang được tích cực hoàn thiện để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến vào 11 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quán triệt quan điểm không o ép về thời gian mà ảnh hưởng đến chất lượng kỳ họp. Kỳ họp Quốc hội là kỳ họp của đất nước, công việc đất nước cần thì phải họp. Các luật về hình sự, dân sự sửa đổi nếu không đủ thời gian để thảo luận không kỹ thì gút kiểu gì, việc này rất hệ trọng.

Đáng chú ý trong 31 ngày làm việc, dự kiến sẽ có một ngày dành để Quốc hội thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.

Hoạt động này, theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, trước hết thảo luận tại đoàn, sau đó tổng hợp kết quả gửi cho đoàn thư ký tập hợp, chọn những vấn đề lớn để thảo luận tại tổ chứ không tiến hành thảo luận ở phiên toàn thể của Quốc hội.

Tán thành ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nên tiến hành thảo luận hai trong một, tức vừa thảo luận dự thảo văn kiện vừa cho ý kiến về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, dự thảo văn kiện chỉ thảo luận ở đoàn, không thảo luận ở tổ.

Cũng liên quan đến công tác chuẩn bị cho việc chuyển giao nhiệm kỳ công tác mới, tại kỳ họp 10, Quốc hội cũng sẽ bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội; phê chuẩn Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia và quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Về việc quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, tại kỳ họp cuối năm này, Quốc hội sẽ dành thời gian thỏa đáng để xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

Các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (trong đó bao gồm cả việc thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm); các báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 cũng sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp này.

Liên quan vấn đề giám sát, Quốc hội xem xét các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015. Trên cơ sở đó các đại biểu sẽ tiến hành chất vấn những về các vấn đề còn quan tâm.

Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014.

Theo Dân trí

Tin cùng chuyên mục

Vuasanca : Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững