Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 22:49

Dũng sĩ trên mọi mặt trận

Đàm Đình Phúc, thương binh hạng 4 dân tộc Cao Lan, thôn trại Chùa, xã Yên Định, huyện Sơn Động (Bắc Giang) năm nay gần 73 tuổi, nhưng không thấy ông lúc nào ngơi tay.

12 năm quân ngũ, ông Phúc được tặng thưởng rất nhiều huân, huy chương

 - Ngoài công việc chính hàng ngày ra bến sông kiểm tra máy móc những chiếc thuyền hút cát, đôn đốc, động viên công nhân làm việc, những lúc rảnh rỗi ông lại lên đồi keo về nhà chăm sóc con lợn, con gà, vườn tược… Ông thực sự là “dũng sĩ” trên mọi mặt trận.

Không có cuộc hẹn từ trước, nhưng rất may chúng tôi đến đúng vào ngày mưa nên gặp ông Phúc ở nhà. Bên ấm trà mới pha, những câu chuyện chiến đấu tại chiến trường, về địa phương xây dựng gia đình làm kinh tế dần dần được tái hiện lại qua lời kể của ông Phúc…

Năm 1966, chàng trai Đàm Đình Phúc viết đơn xin được đi bộ đội trực tiếp chiến đấu bảo vệ đất nước. Trải qua nhiều trận chiến, với chiến trường miền Nam, Lào, Căm-Pu-Chia, chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Phúc cùng đơn vị có mặt ngay từ ngày đầu tiếp quản Sài Gòn. Hai lần bị thương, mặc dù chưa hồi phục hoàn toàn nhưng vẫn quyết tâm ra trận đánh đuổi quân giặc, giải phóng quê hương đất nước.

Năm 1976 ông được nghỉ phép về quê cưới vợ và  một năm sau ông ra quân. Gần 12 năm quân ngũ, với thành tích chiến đấu, Đàm Đình Phúc được tặng rất nhiều huân, huy chương các loại. Từ Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba; Dũng sĩ diệt Mỹ; Chiến sĩ thi đua đến Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Hai… Trong người ông vẫn còn rất nhiều mảnh đạn găm trên mình, vì vậy những lúc trái gió trở trời chân tay như rã rời, đau ê ẩm.

Khi ông Phúc về quê được 4 tháng thì mẹ mất, bố ông lại hay ốm đau, vợ mới sinh con, khó khăn lại càng thêm khó. Nhiều lúc đi làm nương rẫy ông phải địu con mấy tháng tuổi đi cùng. Ông Phúc tâm sự, chiến tranh gian khó ác liệt và đời quân ngũ đã rèn cho mình ý chí quyết chiến, quyết thắng vì vậy cuộc sống gia đình dù có khó khăn vất vả mình cũng phải quyết tâm vượt qua.

Hồi đó gia đình ông cũng như bao gia đình khác trong bản, cuộc sống vất vả quanh năm làm ruộng, nương mà cũng không đủ ăn. Khi có phong trào trồng cây vải thiều, ông bán con trâu duy nhất để mua cây giống trồng 3 héc-ta với trên 700 gốc vải. Ông vay mượn thêm để xây một khu chuyên sấy vải. Thế nhưng chỉ được vài năm, giá vải tươi giảm nghiêm trọng, từ  trên 10 nghìn đồng/ki-lô-gam xuống 2 - 3 nghìn/ki-lô-gam, vải sấy cũng rẻ. Trong khi nhiều gia đình vẫn giữ cây vải thì ông quyết định chặt vải trồng keo tai tượng. Lúc đầu vợ con ông cũng tiếc công, tiếc của với số vốn bỏ ra mới thu hoạch được vài vụ đã chặt bỏ đi. Nhưng nghe ông phân tích dần dần vợ con cũng thông. Theo ông Phúc, trồng keo tuy lời lãi không nhiều nhưng được cái giá cả thu mua ổn định lại không phải mất công chăm sóc nhiều. Hiện số keo gia đình ông trồng trên 3 héc-ta, tính trung bình mỗi năm cũng thu được khoảng 15 triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, ông vay mượn anh em họ hàng, bạn bè mua máy xay xát, cùng vợ con còn làm thêm nghề nấu rượu, bỗng rượu dùng nuôi lợn nái, lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng hàng tấn lợn hơi. Nhờ  đó, cuộc sống gia đình khá hơn, có thêm phần tích lũy.

Năm 2000 nhận thấy  dòng sông chảy qua quê có rất nhiều cát từ thượng nguồn trôi về, trong khi đó cát xây dựng các công trình tại địa phương lại thiếu. Thế là ông lại vay tiền ngân hàng để sắm thuyền, xin phép chính quyền địa phương hút cát lòng sông phục vụ cho các công trình xây dựng. Từ một thuyền, đến nay đã phát triển lên 7 thuyền có trọng tải 15m3/thuyền. Vốn là người tham công tiếc việc, ông dậy sớm ra bờ sông cùng với anh em lao động, khi kiểm tra máy móc, khi thì khảo sát bãi sông, lúc giao dịch khách hàng, thuê người xúc cát, xe vận chuyển…tất bật cả ngày. Từ ngày có thuyền hút cát, ông đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương và giá cát ở đây cũng giảm hẳn. Những ngày nước trên thượng nguồn đổ về nhiều, gia đình ông hút được từ 25 - 30 m3 cát, thu nhập gần 3 triệu/ngày. Thế nhưng ông Phúc luôn dặn dò anh em công nhân khai thác đúng nơi quy định, tuyệt đối không được khai thác cát ở khu vực cấm, làm sạt lở bờ đê, có vậy nghề của mình mới bền.

Ông Phúc bộc bạch, tuy tuổi cao nhưng tôi không thể ngồi yên, càng lao động tôi càng thấy khỏe ra. Ba lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ trên chiến trường chống Mỹ, nay trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, ông vẫn xứng đáng là “dũng sĩ” đi đầu trong phong trào “Tuổi cao- Gương sáng” của người cao tuổi. Nhiều lần ông được huyện Sơn Động và tỉnh Bắc Giang vinh danh là người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi, là gương sáng để bà con học tập và làm theo.  

Phạm Tiệp

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719