Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:57

Eurozone học được gì từ các thị trường mới nổi?

Châu Âu cần phải ngay lập tức lấy lại niềm tin của thị trường - điều mà các nước Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm để thoát khỏi khủng hoảng.

 - Trong mấy thập kỷ gần đây, Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều nổi lên sau khủng hoảng kinh tế trầm trọng với tỷ lệ tăng trưởng cao và vững chắc, thị trường tài chính ổn định và thiết lập được các thể chế chính trị vững mạnh. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo châu Âu nên học hỏi những kinh nghiệm của các nước này để có thể vượt qua những khó khăn ngày hôm nay. 

 
Giờ đây, những người đứng đầu châu Âu phải dũng cảm đối mặt với khủng hoảng như các nhà lãnh đạo của các nước mới nổi đã từng làm trong quá khứ.Niềm tin của thị trường tài chính đối với họ đã bị suy giảm nhanh chóng. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Tây Ban Nha và Italia vừa qua tăng lên mức gần 6% trong khi chỉ ở mức 4,9% trong tháng 3 là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. 
 
Các số liệu mới được công bố gần đây cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sụt giảm từ mức 2,7% của tháng 10 năm ngoái xuống chỉ còn 0,7% trong tháng 2. Tín dụng tiêu dùng đã giảm 35 tháng liên tiếp kể từ đầu năm 2009. 
 
Điều đáng lo ngại ở đây là thị trường đã bị bao phủ bởi tâm lý các nhà lãnh đạo đang thất bại trong việc thiết lập các chính sách lấy lại niềm tin của thị trường để có thể vượt qua những khó khăn về tài khóa. Họ cũng không thể nhận ra rằng các biện pháp quản lý khu vực tài chính đang phá hủy niểm tin rằng kinh tế sẽ tăng trưởng. 
 
Những vị lãnh đạo thành công của các thị trường mới nổi, từ Thủ tướng Fernando Henrique Cardoso củaBrazil năm 1990, Kim Dae-jung của Hàn Quốc năm 1998 cho đến bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc lấy lại niềm tin của thị trường. Họ đều thực hiện các chương trình thúc đẩy tăng trưởng, cải cách toàn hệ thống để nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện các kế hoạch ngân sách trung hạn nhằm xóa bỏ thâm hụt nặng nề. 
 
Ngày nay, tất cả các biện pháp này đều không được thực hiện ở eurozone. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu cần phải thay đổi cả chính sách tài khóa và các quy định về tài chính. Họ cần tập trung vào ủng hộ các chính sách mở đường cho tăng trưởng bền vững đồng thời đẩy mạnh cải cách toàn bộ cấu trúc để có thể thúc đẩy năng lực cạnh tranh cũng như củng cố tài khóa trung hạn. Ủy ban châu Âu đã gây áp lực khiến các nước Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha và Hy Lạp buộc phải cắt giảm chi tiêu công. Chi tiêu công là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thoái, làm suy yếu khu vực tài chính của châu Âu và gia tăng mâu thuẫn chính trị trong nước.
 
Hầu hết khủng hoảng ở các thị trường mới nổi đều đi kèm với khủng hoảng ngân hàng. Bài học này đã bị các nhà lãnh đạo châu Âu bỏ qua. Họ nâng các yêu cầu về vốn để có thể đạt được chuẩn Basel III trong khi phớt lờ ảnh hưởng của khủng hoảng nợ đối với bảng cân đối của các ngân hàng. Thậm chí, một vài nước còn áp dụng thêm các loại thuế mới đối với các giao dịch tài chính. Ở thời điểm hiện tại, chính sách cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng của các ngân hàng trong eurozone để có thể tiếp sức cho tăng trưởng tín dụng. 
 
Có hai bài học quan trọng được rút ra từ khủng hoảng ở các thị trường mới nổi: sự lây lan luôn luôn mạnh hơn dự đoán của các nhà hoạch định chính sách và thời gian là kẻ thù. Thị trường tài chính đang có những dấu hiệu cho thấy thời gian đang trôi rất nhanh bất cứ sự chậm trễ nào trong hành động, đặc biệt là đối với eurozone sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn rất nhiều, khủng hoảng có thể lan rộng ra cả ngoài biên giới châu Âu.

Theo Cafef

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine