Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 15:30

EVN đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi

Hiện EVN đang đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về kỹ thuật kết nối lưới, quản lý vận hành trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Nhằm có thêm kinh nghiệm từ quốc tế, hội thảo với chủ đề “Nối lưới, quản lý vận hành và các khía cạnh kỹ thuật của điện gió ngoài khơi”, vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi thuộc Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức vào chiều 1/6 vừa qua.

Hội thảo với sự tham dự của Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Hồng Phương; ông Sven Ernedal - Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam cùng đại diện các tổ chức quốc tế bao gồm: Đại sứ quán Anh, Australia, Đan Mạch; Ngân hàng Thế giới (WB); diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam; Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu; đại diện các ban chuyên môn của EVN...

Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến nối lưới, quản lý vận hành các dự án điện gió ngoài khơi

Nội dung chính của Hội thảo tập trung vào tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, cũng như hiện trạng, thách thức trong vấn đề vận hành, nối lưới điện gió ngoài khơi. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng để đến năm 2050 đạt khoảng 70.000-91.000 MW.

Mục tiêu này nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cũng như đáp ứng nhu cầu năng lương tăng cao trên cả nước, bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Theo thông lệ quốc tế, để đưa một dự án điện gió ngoài khơi vào vận hành cần 8 đến 9 năm để chuẩn bị và thực hiện công tác đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cần phải có quá trình chuẩn bị tích cực với các chính sách phù hợp để rút ngắn thời gian thực hiện.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh cho biết, đứng trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển kinh tế bền vững, ngành Điện phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, chất lượng và với chi phí hợp lý. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP-26), Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về trung hòa các-bon vào năm 2050.

Các đối tác quốc tế chia sẻ kinh nghiệm của châu Âu về quản lý vận hành điện gió ngoài khơi

Cùng với quá trình điện khí hoá, sự phát triển của các nguồn năng lượng phân tán, việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi góp phần đẩy nhanh và định hình quá trình chuyển dịch năng lượng; thúc đẩy Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu trung hoà carbon.

Là đơn vị hỗ trợ Bộ Công Thương triển khai dự án “Quy hoạch không gian biển” do Ngân hàng thế giới tài trợ, đại diện công ty BVG Associates chia sẻ việc thiết lập các chính sách và mục tiêu rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư dài hạn, qua đó giảm chi phí sản xuất điện từ điện gió ngoài khơi. Việc này cũng giúp giảm thiểu rủi ro và thu hút nguồn vốn vay chi phí thấp cho các nhà phát triển dự án, tạo điều kiện thực hiện các dự án khả thi về mặt tài chính.

Các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn trong quá trình phát triển thị trường điện gió ngoài khơi tại châu Âu. Châu Âu đặt ra mục tiêu tham vọng khi hướng đến tích hợp 300 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2050.

Để làm được điều này, châu Âu sẽ cần chuyển dịch hạ tầng truyền tải ngoài khơi từ hệ thống lưới điện liên kết điểm - điểm sang dạng hỗn hợp và liên kết tập trung. Phương án này sẽ giúp tối ưu hóa việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các điểm giao cắt với đất liền, tăng tỷ lệ sử dụng cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng của hệ thống điện trong đáp ứng cung - cầu​, đồng thời tăng tính linh hoạt và giảm nhu cầu tái điều độ​.

Dựa trên kinh nghiệm nối lưới và tích hợp thành công điện gió ngoài khơi của Đan Mạch, chuyên gia của Energinet cũng chia sẻ về mô hình phát triển điện gió ngoài khơi tại quốc gia này từ giai đoạn hình thành thỏa thuận chính trị đến khi vận hành. Trong quá trình này cần giải quyết các vấn đề về trách nhiệm quy hoạch, đầu tư và cấp vốn cho nối lưới, vị trí quy hoạch lưới, lựa chọn công nghệ nối lưới, cũng như thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành. Chuyên gia cũng cho rằng, thách thức chung của các dự án quy mô lớn là sự phê duyệt ở cấp nhà nước và địa phương, không chắc chắn về kế hoạch thời gian, cũng như rủi ro vì trì hoãn và thay đổi.

Ông Sven Ernedal - Tổ trưởng Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi, Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam chia sẻ: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn mới đối với Việt Nam. Do đó, yêu cầu cấp thiết là cần điều chỉnh khung chính sách và quy định để có thể thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra.

Các đối tác quốc tế về năng lượng đã đưa ra một số gợi ý cho EVN trong lĩnh vực kỹ thuật để quản lý vận hành các dự án điện gió ngoài khơi

Tại Hội thảo, Tổ chuyên trách về điện gió ngoài khơi thuộc Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) cũng được giới thiệu. Tổ chuyên trách sẽ đóng vai trò duy trì diễn đàn đối thoại trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế về điện gió ngoài khơi, nhằm xác định các thực tiễn tốt nhất và đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các vấn đề then chốt của quá trình phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Tổ chuyên trách do các chuyên gia từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ phụ trách, với sự tham gia của các thành viên là đại diện từ Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Na Uy..., và các chuyên gia năng lượng đến từ các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế khác.

Năm 2017, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế đã chính thức thành lập VEPG nhằm tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong lĩnh vực năng lượng. Trong khuôn khổ của VEPG, có 5 nhóm công tác kỹ thuật được thành lập bao gồm: quy hoạch chiến lược ngành Điện; năng lượng tái tạo; tích hợp lưới điện và cơ sở hạ tầng lưới điện; hiệu quả năng lượng và thị trường năng lượng.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: điện gió ngoài khơi

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh