Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:49

Gần 1.200 doanh nghiệp phải cung cấp thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính

Gần 1.200 doanh nghiệp thuộc 6 lĩnh vực sẽ phải cung cấp thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở trước ngày 31/3/2023

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, sắp tới, 1.192 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục, lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo lộ trình thực hiện báo cáo kiểm kê, 1.192 cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông - lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê KNK năm 2022 vào đầu năm 2023. Công việc này tiếp tục được thực hiện hằng năm.

Các doanh nghiệp sản xuất điện nằm trong diện phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ông Phạm Văn Tấn-Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2026 - 2030. Từ năm 2027, doanh nghiệp sẽ phải gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến Bộ chủ quản và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là căn cứ để Nhà nước phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cũng như cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải lớn 2 năm một lần".

Ở cấp cơ sở, doanh nghiệp cần xác định phạm vi các nguồn phát thải và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cho các nguồn phát thải, hấp thụ khí nhà kính từ các hoạt động của cơ sở.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng đã tổ chức đợt tập huấn đầu tiên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng về phương pháp kiểm kê, báo cáo.

Cũng theo ông Phạm Văn Tấn, nguyên tắc quan trọng nhất trong kiểm kê khí nhà kính là tính minh bạch, với các tài liệu chỉ rõ nguồn dữ liệu, các giả định, quy trình và phương pháp luận được sử dụng. Số liệu hoạt động cho từng hoạt động phát thải, hấp thụ khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ theo hướng dẫn của Nghị định thư toàn cầu về khí nhà kính và được quy định tại Thông tư quy định kỹ thuật theo lĩnh vực do Bộ quản lý lĩnh vực ban hành.

Riêng đối với kỳ kiểm kê khí nhà kính lần đầu cho năm cơ sở 2022, Bộ quản lý lĩnh vực sẽ ban hành công văn hướng dẫn các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thu thập và cung cấp các số liệu trước ngày 31/1/2023.

Về thẩm định, tại Việt Nam hiện nay, Trung tâm Phát triển các-bon thấp thuộc Cục Biến đổi khí hậu là một trong những đơn vị đủ điều kiện thực hiện các hoạt động đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các phương pháp này đảm bảo tính chính xác, minh bạch trên cơ sở quy định của Liên hợp quốc và Việt Nam.

Doanh nghiệp giảm phát thải đều có cơ hội tham gia thị trường các-bon trong nước và thực hiện các dự án trao đổi tín dụng trong nước và quốc tế. Trên thế giới, đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng các công cụ định định giá các-bon (trong đó có thị trường các-bon) với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Nguồn thu năm 2020 lên khoảng 50 tỉ USD và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu.

Theo khoản 1, Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính bao gồm cơ sở phát thải hằng năm ≥ 3.000 tấn CO2 tương đương; Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng tiêu thụ năng lượng ≥ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE); Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm ≥ 1,000 TOE; Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 TOE; Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm ≥ 65.000 tấn.

Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 nhằm kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.

Dự kiến tháng 3/2023 một hội thảo tập huấn về phương pháp kiểm kê khí nhà kính, lập báo cáo sẽ tiếp tục được diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh cho các đơn vị, cơ sở sản sản xuất, chế biến thực phẩm.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Phát thải khí nhà kính

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó