Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:54

Gắn nghề nuôi cá lồng với phát triển du lịch vùng lòng hồ Hoà Bình

Việc nuôi cá lồng gắn với du lịch đang là hướng đi đúng đắn, giúp bà con vùng lòng hồ Hoà Bình nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.

Nuôi cá lồng kết hợp dịch vụ du lịch

Những năm qua, việc phát triển nghề nuôi cá lồng ở vùng lòng hồ Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) không chỉ tạo ra các sản phẩm tôm, cá sông Đà hấp dẫn thực khách gần xa, mà còn là điểm nhấn thú vị để du khách có thể ghé thăm, trải nghiệm, thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân tộc Mường tại nơi đặt các lồng cá, giữa mênh mông sóng nước, bốn bể là hồ.

Nhờ nuôi cá lồng kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân vùng lòng hồ Hoà Bình đã nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. (Ảnh: Dần Thanh)

Anh Nguyễn Thành Chung (xóm Vôi, phường Thái Bình, TP. Hoà Bình) tâm sự: “Từ nhỏ, tôi đã gắn bó với sông nước vùng lòng hồ Hoà Bình, khi lập gia đình, tôi bắt đầu nuôi cá lồng với khoảng 10 lồng cá. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng khá bấp bênh, năm được, năm mất do nước sông Đà thường cạn vào mùa khô, lại hay dịch bệnh nên thu nhập chẳng đáng là bao, làm quanh năm cũng chỉ đủ ăn.”

Theo anh Chung, mấy năm trở lại đây, nhận thấy ngày càng có nhiều khách du lịch đổ dồn về lòng hồ Hoà Bình vui chơi, trải nghiệm, nhất là vào các dịp lễ và sau Tết âm lịch, anh Chung đã mạnh dạn đầu tư làm nhà nổi trên hồ, kết hợp dịch vụ ăn uống, câu cá, chèo thuyền… để đón du khách gần xa tới tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà nổi của gia đình.

Ngày càng có nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm tại vùng lòng hồ Hoà Bình. (Ảnh: Dần Thanh)

Ngoài ra, anh còn đầu tư 2 chiếc thuyền du lịch khoảng 40 chỗ ngồi để đón khách từ cảng Bích Hạ ghé thăm các mô hình nuôi cá lồng của các hộ trong xóm, đưa khách đi tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của hồ Hoà Bình như đền chúa Thác Bờ, hang Miếng… Nhờ đó mà gia đình anh có thu nhập ổn định, mỗi năm thu nhập khoảng 300 triệu đồng từ việc nuôi cá, kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tương tự, ông Bùi Văn Thụ (xóm Mơ, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc) gắn bó với nghề nuôi cá lồng ngay từ những ngày đầu có Thuỷ điện Hoà Bình, 5 lồng cá của gia đình ông nằm ngay phía mặt tiền của 2 điểm du lịch nổi tiếng là Xoan Retreat và Mơ Village. Vào thời điểm tiêu thụ thuận lợi, nghề nuôi cá lồng đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm cho gia đình ông.

Việc nuôi cá lồng gắn với du lịch đang là hướng đi đúng đắn, giúp bà con vùng lòng hồ Hoà Bình nâng cao thu nhập. (Ảnh: Dần Thanh)

Theo ông Thụ, từ khi Xoan Retreat và Mơ village được xây dựng và đi vào hoạt động, khu vực nuôi cá lồng của gia đình ông hằng ngày nhộn nhịp khách chèo thuyền kayak. Sau đó, du khách ghé bè cá của ông để tham quan, trải nghiệm cho cá ăn, mua cá về làm quà cho người thân, bạn bè, bởi cá nhà ông nuôi hoàn toàn bằng cỏ và cá tép bắt được từ lòng hồ nên chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, gia đình ông có thu nhập tốt hơn, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.

Hơn 1,6 triệu khách du lịch đến với vùng lòng hồ Hoà Bình. (Ảnh: Dần Thanh)

Thu hút hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình, nghề nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình phát triển rất nhanh, đến nay đã đạt trên 5 nghìn lồng cá. Hiện trong Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép; cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng nguồn vốn khoảng 3.304 tỷ đồng.

Nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách du lịch khi đến hồ Hòa Bình, nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện có khoảng trên 20 hộ nuôi trồng thủy sản trên hồ Hòa Bình đã đăng ký loại hình hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.

Tỉnh Hoà Bình đang xây dựng Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030. (Ảnh: Dần Thanh)

Đặc biệt, với những tiềm năng lớn, tỉnh Hoà Bình đang xây dựng Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030. Mục tiêu xây dựng 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè tập trung gắn với các tour, tuyến, điểm du lịch tại khu vực lòng hồ Hòa Bình.

Qua đó, phấn đấu có 80% cơ sở nuôi cá lồng áp dụng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, kết hợp với các hoạt động du lịch như: Tham quan, học tập, câu cá giải trí và trải nghiệm về nuôi thủy sản, tạo ra sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn. Qua đó, góp phần thu hút khoảng hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch đến với Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động tại địa phương.

Dần Thanh

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin