Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Gặp người sưu tầm cổ vật mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc

Tôi có dịp gặp ông Nguyễn Hữu Ngôn (SN 1961) ở thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, người có hơn 30 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm cổ vật.

Hơn 30 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm cổ vật, với hàng nghìn cổ vật được lưu giữ tại nhà riêng và trưng bày tại Nhà truyền thống huyện, trong đó có nhiều cổ vật mang giá trị văn hóa của dân tộc…

Hàng nghìn cổ vật được lưu giữ tại căn nhà của gia đình ông và Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa, có nhiều cổ vật mang giá trị văn hóa của dân tộc…

Đam mê “săn” cổ vật từ nhỏ

Trong căn nhà cũ kỹ 3 tầng xây dựng từ những năm 90, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn trưng bày nhiều bộ sưu tập với hàng nghìn cổ vật như: đồng hồ cổ; xe máy, xe đạp cổ; đèn dầu cổ; tem thư qua các thời kỳ; đặc biệt là những nông cụ qua các của các dân tộc Mường, Thái, Kinh qua các thời kỳ như: liềm, hái, niêu đất, cối xay; bát, đĩa, vại, cối…được ông Ngôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Ông Ngôn tâm sự, từ nhỏ, ông đã ham mê sưu tầm cổ vật để có thể đối chứng với lịch sử, qua đó tìm hiểu những câu chuyện xoay quanh chúng. Xuất thân từ người nông dân, lớn lên từ hạt lúa củ khoai, lấm lem bùn đất nên ông Ngôn hiểu hơn ai hết nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân. Hơn nữa, với mong muốn niềm đam mê của mình sẽ là minh chứng để các thế hệ con cháu sau này có thể cảm nhận hết nỗi vất vã, lam lũ của thế hệ ông cha trước đây. Từ đó, ông Ngôn đã rong ruổi về các vùng quê để tìm kiếm những nông cụ của người nông dân xưa qua nhiều thời kỳ; săn tìm những chiếc đồng hồ cổ thời Liên xô, Trung Quốc…

Nhà Sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn bên những nông cụ của người nông dân Việt Nam xưa (Ảnh do ông Ngôn cung cấp).
Nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn bên những nông cụ của người nông dân Việt Nam xưa (Ảnh do ông Ngôn cung cấp).

Đam mê sưu tầm cổ vật đã thấm sâu vào sương máu nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn, nhưng để sở hữu được những cổ vật tưởng chừng như bỏ đi ấy, ông Ngôn phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả những đồng tiền ít ỏi mà ông tích cóp từ tiền lương, nhuận bút cộng tác viên cho nhiều tờ báo, tạp chí. Ông Ngôn chia sẻ: “Để thỏa mãn đam mê, sở hữu những cổ vật mình yêu thích, tôi phải đi đến từng thôn, xóm ở nhiều làng, xã để tìm kiếm, lượm nhặt, mua lại của người dân trên khắp mọi miền. Nghe ở đâu có vật cổ là tôi lại mũ áo, cởi xe máy lên đường. Có những chuyến đi may mắn sở hữu vài cổ vật, nhưng cũng có những lần về tay trắng, còn phải đối mặt với nguy khó trên đường. Để có nhiều bộ sưu tập với hàng nghìn cổ vật như bây giờ, tôi không nhớ là mình đã lên đường bao nhiêu lần!”.

Gặp người sưu tầm cổ vật mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc

Trong số hàng nghìn cổ vật mà ông Ngôn đang sở hữu, có những món ông xin không, nhưng đa phần là những cổ vật ông phải bỏ tiền dành dụm từ đồng lương ít ỏi để sở hữu nó. Với đồng lương của một công chức, để thỏa mãn đam mê, ông Ngôn vẫn phải lo cho cuộc sống gia đình. Chính vì vậy ông đã làm cộng tác viên cho rất nhiều tờ báo, tạp chí để lấy tiền nhuận bút, thỏa mãn đam mê mà bấy lâu nay người đời vẫn gọi ông là “Ngôn đồ cổ”. Đáng chú ý, trong hàng nghìn hiện vật của ông Ngôn, bộ sưu tập với hàng nghìn con tem phong phú các chủ đề: Sự kiện lịch sử, Bác Hồ, trang phục các dân tộc anh em…. mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc.

Cứ nhìn vào căn nhà 3 của ông Nguyễn Hữu Ngôn với hàng nghìn cổ vật về đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân Bắc Trung Bộ trên khắp mọi miền tổ quốc. Chỗ này là hệ thống các công cụ làm đất như: mảnh, tước, rìu đá, rìu đồng, cày, bừa…Chỗ kia là công cụ làm cỏ như: các loại cào, nạn, dao phạt, liềm…Kia nữa là công cụ chế biến sản phẩm nông nghiệp như: các loại cối xay, cối giã, các loại nồi, chõ, niếng...Rồi công cụ lưu giữ, bảo quản lương thực, thực phẩm như: đồ sành, gốm, sứ như vò, âu, ang, vại, chum, xồm, kiệu…mới thấu hiểu hết nỗi đam mê về nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Ngôn.

… là tư liệu giáo dục truyền thống cho cán bộ và thế hệ trẻ

Để sở hữu hàng nghìn cổ vật với nhiều bộ sưu tầm, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn phải bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc, thậm chí phải đổ cả máu trên chặng đường đam mê là vậy. Nhưng với một tấm lòng hướng về cội nguồn, với mong muốn những vật cổ của mình sẽ là minh chứng để giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu sau này sẽ cảm nhận hết nỗi vất vả, lam lũ của thế hệ trước, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn đã dâng tặng cả nghìn cổ vật mà mình góp nhặt bấy lâu cho huyện Hoằng Hóa trưng bày tại Nhà truyền thống làm nơi thăm quan của các du khách trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là địa chỉ đỏ để các thế hệ trẻ của huyện Hoằng Hóa ghi nhớ, học tập noi theo truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại trong lao động, sản xuất và chiến đấu.

Một góc nhỏ bộ sưu tập đồng hồ cổ thời Liên Xô, Trung Quốc những năm 1950
Một góc nhỏ bộ sưu tập đồng hồ cổ thời Liên Xô, Trung Quốc những năm 1950

Ghi nhận trước những cổ vật ông Ngôn đã đóng góp làm tư liệu trưng bày tại Nhà truyền thống huyện, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa Lê Sỹ Nghiêm cho biết: “Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tư liệu, hình ảnh thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Các hiện vật trưng bày tại Nhà truyền thống huyện sẽ đóng góp quan trọng giúp việc bảo tồn, lưu giữ và lan tỏa hình ảnh đẹp về đất và người nơi đây qua nhiều thế hệ. Trong số các hiện vật được trưng bày tại Nhà truyền thống, có cả nghìn cổ vật mang đậm giá trị văn hóa dân tộc qua các thời kỳ được nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn tặng cho huyện. Đây là những món quà vô giá được Đảng bộ huyện và người dân rất trân trọng”.

Theo quan sát của phóng viên, ngoài những hình ảnh về cổ vật của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn, Nhà truyền thống Hoằng Hóa còn giới thiệu ảnh chân dung các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng qua các thời kỳ. Những con người ấy chính là niềm tự hào, là đại diện, minh chứng thuyết phục nhất về vùng đất học xứ Thanh. Các vật cổ, hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Nhà truyền thống huyện Hoằng Hoá không đơn thuần chỉ là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật mà vượt lên trên tất cả, bảo tàng, Nhà truyền thống được xem như chiếc cầu nối xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ và hiện tại nhằm mang lại cho người xem cái nhìn tổng quát nhất về lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất xứ Thanh qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử đấu tranh của dân tộc ta.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có yêu cầu tỉnh Bắc Ninh chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định.
Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Bên bờ sông Sài Gòn, Ngân hàng Techcombank đã mang đến một không gian âm nhạc đỉnh cao và bùng nổ cảm xúc.
Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).

Tin cùng chuyên mục

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Nhật Bản tiếp tục giới thiệu rộng rãi truyện tranh Ehon tại Việt Nam thông qua sự kiện “Tuần sách kết nối - Ehon week” 2024 diễn ra từ nay đến 27/10.
Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia.
Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, những ký ức hào hùng về một thời kháng chiến của Hà Nội được tái hiện sinh động, chân thực qua hội họa.
Nhạc phẩm

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Ca khúc do ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Vũ Quốc Việt-là lời tri ân đến những con người ngày đêm cống hiến cho Tổ quốc.
Kể chuyện

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.
Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã vui đón Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 1 đến 3/10 vừa qua.
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.
Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường – tác giả tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng đã qua đời ngày 2/10/2024.
Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trở thành "món ăn" tinh thần bổ ích, lành mạnh.
Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Thượng úy Phạm Thanh Tú - Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vốn có của nó.
Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành phim trường của thế giới, tuy nhiên, cần có chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án điện ảnh.
Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, Phở và Piano' được lựa chọn làm đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).
Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngày 27 - 28/9 tại thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu năm 2024.
Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử và người dân kiến nghị chính quyền cần bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động