Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.
Quảng bá giá trị lịch sử Di tích nhà tù Hỏa Lò Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa Chùm ảnh: Không khí ngày 2/9 tại Thủ đô Hà Nội

Theo Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò, cây bàng – loài cây bình dị, xuất hiện trên khắp các con phố và đường làng mọi miền đất nước – đã trở thành một “chứng nhân lịch sử”, chứng kiến cuộc sống gian khổ và những cuộc đấu tranh kiên cường của các tù nhân chính trị tại Hỏa Lò. Từng phần của cây bàng, từ gốc, ngọn, lá, cành đến quả, đều được các tù nhân trân trọng và tận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cây bàng không chỉ mang lại bóng mát mà còn là nguồn động viên, nuôi dưỡng tinh thần và thể chất cho hàng ngàn chiến sĩ, góp phần quan trọng vào những chiến công trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Cổng vào khu trưng bày Bàng ơi tại Khu di tích nhà tù Hoả Lò. (Ảnh: Thuỳ Linh)

Trưng bày “Bàng ơi…!” giới thiệu câu chuyện về những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò, bàng trên đảo xa và bàng trong thơ ca, hội họa. Thông qua đó, chúng ta thêm hiểu và trân quý loài cây bình dị này, dù sinh trưởng trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng vẫn kiên cường vươn lên, tỏa bóng mát. Trưng bày còn là lời tri ân, tưởng nhớ công lao và sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò. Nhiều chiến sĩ, sau khi thoát khỏi "địa ngục trần gian", đã tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào công cuộc giải phóng Thủ đô.

Trưng bày được chia thành hai phần: “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò” và “Bàng ơi!”. Ở phần đầu tiên - “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò”, giới thiệu về giá trị của cây bàng như một người bạn đồng hành với cuộc sống của tù chính trị. Cây bàng không chỉ là bóng mát mà còn là nơi đặt hòm thư mật, cành bàng được chế tác thành tẩu thuốc, quản bút, đũa ăn cơm, và nhạc cụ. Vỏ bàng được sắc nước uống để chữa bệnh, lá bàng là dược liệu quý, còn quả bàng là “thần dược” và “nguồn vitamin” giúp tù nhân hồi sinh. Đặc biệt, trưng bày còn nhắc đến cây bàng trong sân trại nữ do nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trồng năm 2001.

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò
Khu trưng bày Bàng ơi. (Ảnh: Thuỳ Linh)

Phần thứ hai của trưng bày “Bàng ơi!” giới thiệu những nét nổi bật của cây bàng trên đất nước Việt Nam, bàng trong thơ ca, nhạc, họa. Nổi bật nơi hải đảo xa xôi, bàng trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của tù chính trị nhà tù Côn Đảo. Cùng với những cây bàng Côn Đảo, cây bàng vuông cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp, giá trị riêng có của bàng nơi biển xa, minh chứng cho sức sống của bàng nơi biển đảo. Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu, trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…

Cùng với bàng Côn Đảo, bàng vuông cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp và giá trị riêng của loài cây nơi biển xa. Còn được gọi là bàng bí hay bàng Trường Sa, bàng vuông là loài cây đặc hữu của vùng biển đảo, xuất hiện tại các đảo như Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quốc, Thổ Chu và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trưng bày còn giới thiệu những sự thật thú vị về bàng như: Mầm bàng xoắn ốc, công dụng chữa bệnh và cây bàng có tuổi thọ lớn nhất Việt Nam (năm 2020), mang đến một không gian trải nghiệm sống động về loài cây này. Đến đây du khách không chỉ thăm quan và biết thêm về cây bàng mà còn được trải nghiệm các sản phẩm làm từ bàng như trà sữa bàng, thạch bàng, trà bàng, bánh bàng và các sản phẩm lưu niệm khác.

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò
Trưng bày "Bàng ơi...!" giới thiệu câu chuyện về cây bàng trong thời chiến. (Ảnh: Thuỳ Linh)
Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò
Du khách đến thăm quan khu trưng bày. (Ảnh: Thuỳ Linh)
Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò
Hình ảnh cây bàng theo năm tháng. (Ảnh: Thuỳ Linh)

Trưng bày "Bàng ơi...!" cũng là lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Sau khi thoát khỏi chốn “địa ngục trần gian”, nhiều chiến sĩ đã tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cống hiến cho công cuộc giải phóng Thủ đô thân yêu.

Trưng bày "Bàng ơi...!" diễn ra từ 8/10/2024 đến 31/12/2024.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhạc phẩm

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Ca khúc do ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Vũ Quốc Việt-là lời tri ân đến những con người ngày đêm cống hiến cho Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.
Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường – tác giả tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng đã qua đời ngày 2/10/2024.
Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trở thành "món ăn" tinh thần bổ ích, lành mạnh.
Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Thượng úy Phạm Thanh Tú - Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vốn có của nó.
Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành phim trường của thế giới, tuy nhiên, cần có chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án điện ảnh.
Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, Phở và Piano' được lựa chọn làm đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).
Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngày 27 - 28/9 tại thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu năm 2024.
Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử và người dân kiến nghị chính quyền cần bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi.
Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Lần đầu tiên nhiều tài liệu lưu trữ liên quan đến tiếp quản Thủ đô được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III giới thiệu cho đông đảo công chúng tại Hà Nội ngày 24/9.
Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Cư dân mạng đang xôn xao, tranh cãi về hình ảnh cặp đôi tổ chức đám cưới nhưng có trang phục, hoạt động và đạo cụ bắt nguồn từ nước ngoài.

'Đau đầu' giải quyết ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai

Ngôi biệt thự 100 tuổi nằm trong phạm vi dự án 2.000 tỷ đồng đang được nhà chức trách tỉnh Đồng Nai xem xét phương án bảo tồn hay phá bỏ.
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024: Kịch tính 7 phút “ông trâu

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024: Kịch tính 7 phút “ông trâu' số 04 giành chức vô địch

Ngày 21/9 (tức ngày mùng 19 tháng 8 âm lịch), UBND quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập 'Người gốm kể chuyện'

Sự kiện thời trang đầu tiên đưa làng gốm truyền thống Hương Canh (Vĩnh Phúc) vào nghệ thuật với chủ đề "Người gốm kể chuyện" được tổ chức vào ngày 28/9.
Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Sáng nay ngày 21/9, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 chính thức được tổ chức với sự tham dự của 16 ''ông trâu'' đến từ các phường thuộc quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động