Giá gas hôm nay 1/6: Thế giới và trong nước đồng loạt giảm Giá gas hôm nay 2/6: Thế giới tăng nhẹ, trong nước đảo chiều giảm Giá gas hôm nay 3/6: Tăng sát ngưỡng 2% bất chấp tồn kho vẫn ở mức cao |
Dữ liệu của Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE) cho thấy, các kho dự trữ khí đốt của EU hiện đầy 68,87% do lượng sử dụng giảm 31% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đổ vào hệ thống truyền dẫn khí đốt của châu Âu trong tháng 5 đã đạt kỷ lục, đạt 12 tỉ mét khối.
Hệ thống đường ống khí đốt tại một trạm điều áp ở Mallnow, Đức |
Năm 2023, LNG trở thành nguồn khí đốt chính của EU, chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu vào khối, theo Mạng lưới các nhà điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt châu Âu (ENTSOG). Nguồn cung cấp LNG chủ yếu từ Na Uy, chiếm 26% lượng nhập khẩu kể từ đầu năm và 12% được rút từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất.
Châu Âu cũng là khách hàng lớn nhất trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu vào năm 2022. Khu vực này đã nhập khẩu khối lượng cao hơn đáng kể so với những các quốc gia khác trong bối cảnh tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống từ Nga.
Trong những năm trước, EU nhập khẩu lượng LNG thấp hơn so với Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang đã buộc khối phải tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế.
Mặc dù, EU tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thay vì mong muốn cắt giảm nhập khẩu từ Nga, nhưng tỷ trọng xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU trong tháng 5 vẫn cao hơn khối lượng cung cấp khí đốt từ Anh.
Theo dữ liệu của Entsog, "gã khổng lồ" năng lượng Gazprom của Nga tiếp tục cung cấp 40,6 triệu m3 mỗi ngày cho quá trình vận chuyển đến Tây và Trung Âu qua lãnh thổ Ukraine thông qua trạm bơm khí Sudzha.
Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov tuyên bố các nước phương Tây không ngừng mua năng lượng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ và EU áp đặt lên Mátxcơva.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas trong nước được các doanh nghiệp kinh doanh gas đồng loạt giảm trên cơ sở giá thế giới - giá hợp đồng contract price (CP). Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 33.640 đồng/bình 12 kg và 134.660 đồng/bình 48 kg.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Công ty TNHH khí hóa lỏng Việt Nam (VT Gas) giảm 2.916 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình12kg và 131.000 đồng/bình 12 kg so với tháng 5.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (gas SP) giảm 2.958 đồng/kg (đã bao gồm thuế GTGT), tương đương giảm 35.500 đồng/bình 12kg và 133.110 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.