Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 4/9/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 4/9/2023 tiếp tục đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 57.000 – 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 4/9/2023: Dao động trong khoảng 55.000 đến 58.000 đồng/kg |
Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tuyên Quang.
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 55.000 – 57.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk. Đây cũng là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất cả nước.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng.
Thương lái tại các địa phương gồm Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận cùng thu mua heo hơi ở mức 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 4/9/2023
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 56.000 – 58.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Phước, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An, Trà Vinh, Bến Tre.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg là mức giao dịch được ghi nhận tại các địa phương bao gồm Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Như vậy, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, giá heo hơi lặng sóng và dao động trong khoảng 55.000 đến 58.000 đồng/kg. Ngày mai (5/9), ngày đầu người dân đi làm trở lại sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, đồng thời cũng là ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024 trên toàn quốc, học sinh, sinh viên trở lại trường học, các bếp ăn tập thể tại các trường hoạt động trở lại sẽ là một trong các yếu tố kích cầu tiêu dùng thịt heo. Dự báo, giá heo hơi sẽ nhích nhẹ sau kỳ nghỉ lễ.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi là rất lớn. Tuy nhiên, do năng lực cung cấp nguyên liệu trong nước còn hạn chế nên lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ta vẫn phụ thuộc chính vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2020-2022, nước ta nhập khẩu từ 18,6 đến 22,8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; giá trị nhập khẩu đã tăng từ 6 tỷ USD (năm 2020) lên thành 8,9 tỷ USD (các năm 2021, 2022) do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Các nguyên liệu nhập khẩu chính gồm: ngô, khô dầu các loại, lúa mì, đạm động vật, bã rượu khô (DDGS)…
6 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng nhập khẩu 8,2 triệu tấn (giảm 3,4% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2022), tương đương 3,4 tỷ USD (giảm 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, nguyên liệu giàu năng lượng 4,9 triệu tấn (tương đương 1,62 tỷ USD); nguyên liệu giàu đạm 3,1 triệu tấn (tương đương 1,5 tỷ USD); thức ăn bổ sung gần 170 nghìn tấn (tương đương 252 triệu USD).