Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giá nguyên liệu tăng sức cạnh tranh của thuỷ sản giảm

Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức ăn thủy sản tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao

Tại Hội nghị "Giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 26/4, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết, từ giữa năm 2020, giá nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu đi lên và càng đến gần cuối năm 2020 đầu năm 2021 giá càng tăng mạnh. Các doanh nghiệp thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, vừa sản xuất, vừa chờ nguyên liệu dẫn đến hoạt động sản xuất đình trệ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản không thể mua nguyên liệu theo quý, theo năm như trước mà chỉ mua theo từng tháng.

0202-bai-duoi
Các doanh nghiệp cần tích cực đồng hành, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng thủy sản, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay

Theo thông tin từ một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong ngành thủy sản tháng 1 và tháng 2/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, biên độ giá một số nguyên liệu chính như sau: Bột cá tăng 1,07%; bã nành tăng 38,6%; bột thịt gà tăng 25,42%; bắp tăng 15,84%; sắn lát tăng 13,39%; dầu cá nước ngọt tăng 26,34%; cám gạo nguyên dầu tăng 11,97%; lecithin tăng 36,73%. Từ tháng 3/2021 giá các loại ngũ cốc gồm: ngô, đậu nành,… tiếp tục tăng.

Trước sự biến động cao của giá nguyên liệu, một số loại thức ăn thuỷ sản cũng tăng giá bán so với năm 2020. Cụ thể, mức tăng giá những tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 của thức ăn cá tra 40 đạm tăng 11%; thức ăn cá tra 22-30 đạm tăng 11%; thức ăn cá rô, rô đồng tăng 11,2%; thức ăn cá lóc tăng 8,5%; thức ăn cá kèo tăng 11,4%; thức ăn cá chẽm tăng 5,8%; thức ăn cá mú tăng 5%; thức ăn tôm sú tăng 2,3%; thức ăn tôm thẻ tăng 8,5%.

Theo các chuyên gia, nguyên liệu sản xuất thức ăn như bột cá, ngũ cốc, đậu tương, phụ gia, khô dầu chủ yếu phải nhập khẩu, chiếm 70 - 80%. Giá nguyên liệu tăng cao là do dịch Covid-19 tác động tới logistics toàn cầu, khiến cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đột ngột mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản với số lượng kỷ lục dẫn đến giá tăng trên quy mô toàn cầu ở mức độ bất thường. Các nguyên liệu của chúng ta thiếu lại là thế mạnh của nước Nam Mỹ và Bắc Mỹ như Mỹ, Argentina, Brazil, châu Âu, Nga.... những khu vực này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến việc giao thương và hệ thống logistics gần như tê liệt, trong đó điển hình là việc thiếu container.

Liên kết hạ giá thành sản phẩm

Hiện nay, trên cả nước có tổng số 121 cơ sở sản xuất thức ăn thuỷ sản đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất. Trong đó, có 58 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài gồm: 28 cơ sở chỉ sản xuất thức ăn cho cá, ếch; 12 cơ sở chỉ sản xuất thức ăn cho tôm; 18 cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm, cho cá, ếch. Công suất tối đa đạt khoảng khoảng 5,2 triệu tấn/năm. Có 63 cơ sở sản xuất có vốn đầu tư trong nước sản xuất thức ăn cho cá, ếch và 01 cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm. Công suất tối đa ước đạt 4,7 triệu tấn/năm. Ngoài ra cả nước còn có 63 cơ sở (20 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và 43 cơ sở trong nước) sản xuất nguyên liệu (bột cá, cám gạo, tấm, dầu gạo, bột mỳ, hỗn hợp khoáng, vitamin…) cung cấp thị trường.

Hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản giữ ổn định 1.300 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 450 nghìn ha, diện tích nuôi mặn, lợ 850 nghìn ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,75 triệu tấn (bằng 104,2% năm 2020). Trong đó, sản lượng cá tra 1,55 triệu tấn; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn và sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi khác như rô phi, cá biển....

Nguồn cung nguyên liệu thức ăn thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá nguyên liệu thức ăn tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Để giảm áp lực lên giá thành cũng như tăng cường sức cạnh tranh của ngành hàng này, ông Trần Đình Luân đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật là đơn vị được giao kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nguyên liệu nhập khẩu cần thống kê đầy đủ về giá thành nguyên liệu, thị trường nhập khẩu chính và tham mưu Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phương án, giải pháp đàm phán với các nước cung cấp nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi để có nguồn nguyên liệu ổn định, phù hợp, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn để ổn định sản xuất.

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các viện nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp khẩn trương nghiên cứu, tìm giải pháp công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ động sản xuất. Nghiên cứu giảm FCR và tăng khả năng tiêu hóa của các đối tượng thủy sản giúp giảm nhu cầu nguyên liệu đầu vào và bảo vệ môi trường.

Về phía các địa phương, cần quan tâm phát triển các mô hình liên kết chuỗi để giảm trung gian, giảm giá thành sản xuất. Tăng cường kiểm tra,kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất, lưu thông giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, trục lợi, ép giá, tung tin thất thiệt (nếu có).

Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp cần tích cực tham gia phát triển các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tiếp cận thị trường, giảm giá thành sản xuất. Về phía các doanh nghiệp, cần tích cực đồng hành, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng thủy sản, không tăng giá thức ăn thủy sản trong bối cảnh hiện nay.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD, tăng 16,98% so với năm 2019. Trong khi, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đạt 3,84 tỷ USD (tăng 3,75% so với năm 2019).
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Vuasanca sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Mặc dù gặp khó khăn do vận chuyển, các kênh bán lẻ đang tiếp tục vận chuyển rau củ quả từ miền Nam ra miền Bắc để kịp thời cung ứng cho các vùng bị bão lũ.
Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Gần đến Tết Trung thu, nhiều cửa hàng bán bánh trung thu, đầu lân…tại TP. Huế lại rộn ràng, phong phú về chủng loại, song sức mua lại giảm so với mọi năm.
Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Theo Vụ Thị trường trong nước, tính đến 12h sáng nay (11/9), các địa phương đã kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hoá đến các vùng bị chia cắt do bão lũ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch hôm qua (10/9).

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Siêu thị liên tục

Hà Nội: Siêu thị liên tục 'vào hàng', đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân

Liên tục vào hàng tại kho và trên quầy kệ, các siêu thị đã đáp ứng sức mua thực phẩm của người dân Thủ đô trước lo ngại tác động hoàn lưu sau bão số 3.
Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân Thủ đô.
Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường vận chuyển rau củ từ Nam ra Bắc để phục vụ người dân, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/9: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index bật tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/9: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (9/9).
Cập nhật nhanh thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 đến 15h chiều 9/9

Cập nhật nhanh thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 đến 15h chiều 9/9

Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có báo cáo nhanh về thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 tính đến 15h chiều 9/9.
Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Đến 9h sáng 9/9, hệ thống phân phối bán lẻ nhiều địa phương bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị cô lập. Mục tiêu lớn nhất là không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão.
Không để gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hoá do ảnh hưởng bão số 3

Không để gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hoá do ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, việc vận chuyển hàng hoá ít nhiều gặp khó khăn, các địa phương nỗ lực cưa cắt cây, dọn dẹp đường phố để tạo điều kiện cho vận chuyển.
Đến 15h chiều 7/9, tình hình hàng hoá tại các địa phương ra sao sau khi bão số 3 đổ bộ?

Đến 15h chiều 7/9, tình hình hàng hoá tại các địa phương ra sao sau khi bão số 3 đổ bộ?

Đến chiều nay (7/9), tình hình hàng hoá tại các địa phương vẫn ổn định, kể cả các địa phương đang chịu ảnh hưởng mạnh của bão số 3.
Thị trường hàng hoá sáng 7/9/2024: Lượng mua giảm, hàng hoá dồi dào, giá ổn định

Thị trường hàng hoá sáng 7/9/2024: Lượng mua giảm, hàng hoá dồi dào, giá ổn định

Sáng 7/9/2024, ngày thứ 2 bão số 3 đổ bộ các địa phương, lượng hàng hoá tại chợ, siêu thị vẫn dồi dào, hoạt động mua bán giảm nhiều so với chiều hôm qua.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hoá trước cơn bão số 3

Chùm ảnh: Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hoá trước cơn bão số 3

Chiều ngày 6/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng trước bão số 3.
Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Đây là khẳng định của đại diện Bộ Công Thương trong buổi kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ, chiều 6/9.
Rau xanh, thịt cá tại siêu thị Lotte Tây Hồ

Rau xanh, thịt cá tại siêu thị Lotte Tây Hồ 'cháy hàng' trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

Tối 6/9 trước khi siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, sức mua tăng đột biến nên các quầy hàng rau xanh, thịt cá, thực phẩm tại siêu thị Lotte Tây Hồ 'cháy hàng'.
AEON Việt Nam đảm bảo đủ nguồn hàng tại các siêu thị khu vực phía Bắc

AEON Việt Nam đảm bảo đủ nguồn hàng tại các siêu thị khu vực phía Bắc

Nhằm đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, hiện AEON Việt Nam đã dự trữ sẵn hàng hóa tại các siêu thị của AEON, nhất là khu vực phía Bắc.
Đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3

Đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 6751/CĐ-BCT về ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024, trong đó chỉ đạo các Sở Công Thương đảm bảo nguồn cung hàng hoá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%.
Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’, doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’, doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Bức tranh trên thị trường bán lẻ đang khá sáng màu khi các doanh nghiệp đồng loạt tuyên bố lãi “khủng” và có nhiều kế hoạch mở cửa hàng mới.
Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: 14 năm chuyển mình mạnh mẽ

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: 14 năm chuyển mình mạnh mẽ

Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã trải qua những bước tiến dài, ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Thị trường hàng hóa hôm nay 30/8: Thị trường năng lượng và nông sản phủ sắc xanh

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/8: Thị trường năng lượng và nông sản phủ sắc xanh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường năng lượng và nông sản rực rỡ sắc xanh trong phiên giao dịch hôm qua (29/8).
Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu

Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu

Kể từ đầu năm tới nay, nhu cầu nội địa giảm mạnh đã buộc các doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới để tìm kiếm lợi nhuận
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động