Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 12:54

Giá trần bán buôn điện cạnh tranh năm 2018 có thể ở mức 1.280 đồng/kWh

Ngày 19/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 4804/QĐ-BCT ngày 26/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về công tác vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm năm 2018.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày kế hoạch vận hành hệ thống điện, kế hoạch vận hành thị trường phát điện cạnh tranh năm 2018 và trọng tâm là các nội dung triển khai Quyết định 4804.

Chia sẻ tại đây, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương - cho biết, theo lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị đưa thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành từ ngày 1/7/2012.

Sau 5 năm, theo ông Tuấn, thị trường phát điện cạnh tranh đã đem lại kết quả tích cực như: nâng cao tính cạnh tranh giữa các đơn vị phát điện trong thị trường; minh bạch hóa công tác huy động các nguồn điện thông qua bản chào giá của nhà máy; thúc đẩy các nhà máy chủ động nâng cao hiệu quả cạnh tranh và giảm chi phí phát điện. Song song với thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đã đưa vào vận hành thử nghiệm thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong năm 2016 và 2017 dưới hình thức mô phỏng tính toán trên giấy, chưa thanh toán thật.

Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực, trong hai năm thí điểm vừa qua, các tổng công ty điện lực đã từng bước làm quen và học hỏi các kiến thức về thị trường điện, thí điểm thử nghiệm các cơ chế của thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo Quyết định số 8266/QĐ- BCT về Phê duyệt Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam.

Trên cơ sở đó, bắt đầu từ năm 2018, Bộ Công Thương sẽ đưa vào vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh có thanh toán thật đã được phê duyệt theo Quyết định 4804. Mục tiêu của phương án vận hành thị trường buôn bán điện cạnh tranh thí điểm năm 2018 là thử nghiệm các cơ chế của thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo thiết kế và thực hiện thanh toán thật đối với một phần sản lượng mua đầu nguồn của các tổng công ty điện lực. Đồng thời tạo điều kiện để các đơn vị thành viên thị trường làm quen với các cơ chế mới, đào tạo nâng cao năng lực và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện, nhân lực, hoàn thiện cơ chế cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh dự kiến thực hiện trong năm 2019. Dự kiến, phương án giá trần thị trường điện năm 2018 là 1.280 đồng/kWh.

Tại đây, đại diện các tổng công ty điện lực đã báo cáo tiến độ chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Ông Nguyễn Phước Đức - Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) cho biết, tổng công ty đã thành lập Phòng Thị trường điện để bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện công tác này. Bên cạnh đó, EVNSPC đã hoàn tất dự báo phụ tải năm 2018 và báo cáo cho Cục Điều tiết điện lực và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (AO) đúng quy định.

Ông Nguyễn Phước Đức - Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, theo ông Đức, EVNSPC vẫn còn gặp một vài khó khăn cần khắc phục. Cụ thể, “Tổng công ty chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu giao nhận điện của các điểm do trong phạm vi EVNSPC quản lý và các điểm đo mua điện từ các nhà máy thủy điện công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30MW. Tổng điện nhận hằng ngày của EVNSPC phần lớn được đồng bộ từ kho dữ liệu đo đếm của EVN về, do đó phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu ngày trên kho và sự chuẩn xác, đồng bộ của tất cả các điểm đo, phương thức giao nhận của EVNSPC với kho dữ liệu và giữa EVNSPC với điểm đo do A0 thu thập. Hiện nay vấn đề này còn một số sai biệt và EVNSPC sẽ cùng các đơn vị tiếp tục rà soát hoàn chỉnh”- ông Đức nhìn nhận.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đánh giá cao những nỗ lực của các đơn vị ngành điện trong việc chuẩn bị triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Để thị trường vận hành thí điểm suôn sẻ, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị ngành điện hoàn thiện các văn bản, thống kê các dữ liệu, đặc biệt cần tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để quản lý và vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện, tiếp tục điều chỉnh những bất cập, sửa chữa ngay để đưa thị trường bán buôn điện canh canh chính thức áp dụng vào năm 2019.

Thế Vĩnh- Nguyễn Phượng

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện