CôngThương - Mới sáng ra sao lãng mạn quá vậy?
- Nhưng xem ra nghèn nghẹn thế nào...
- Ồ, thế là thế nào?
- Là chuyện kinh tế nước mình cứ dai dẳng mãi căn bệnh “kinh tế phong trào”.
- Mấy ông địa phương chắc vẫn chưa thuộc bài học mía đường, xi măng lò đứng... Nơi chưa có sân bay thì bằng mọi cách để có. Có rồi thì “lên đời” thành cảng quốc tế.
- Nhưng giấc mơ sân bay xem ra hấp dẫn hơn nhiều ấy chứ!
- Thói thường giấc mơ nào chẳng “thăng hoa”?
- Đấy, thế mới gay. Địa phương nào cũng gắn tương lai, hình ảnh của mình với sự ra đời của sân bay. Rồi thì có sân bay thì kinh tế sẽ “cất cánh”.
- Tôi thì thấy chẳng có gì bảo đảm rằng khi có được cái sân bay thì kinh tế sẽ “hoành tráng” cả.
- Trong khi ấy có nhiều sân bay vắng hoe. Có tuyến thì mới chỉ vài tháng đã lỗ tính ra đến cả hàng triệu đô. Rồi có sân bay huy động cả trăm người chỉ phục vụ chuyến bay lèo tèo vài khách.
- Lạ thật. Trong khi qui hoạch sân bay có cả rồi nhưng nhiều địa phương vẫn chưa chịu bỏ cuộc, vẫn hy vọng vào điều chỉnh “phút 89”, thậm chí là tổ chức cả hội nghị kêu gọi vốn cho sân bay tỉnh mình.
- Cứ đà này thì những lời kêu gọi về liên kết vùng để phát triển có lẽ chẳng có tác dụng gì cả.
- Rồi những tuyến đường bộ cao tốc hàng ngàn tỷ đồng chắc cũng chỉ để lên “khuôn hình” ông nhỉ?
- Tôi cũng lo giống ông. Nhưng không chỉ có thế đâu...
- Lại gì nữa?
- Này nhé. Thôi thì mía đường, xi măng dẫu có lỗ lãi thì cũng chỉ phạm vi nào đó, chứ giấc mơ sân bay mà thành hiện thực thì kinh tế cả nước khó tránh khỏi bị chia cắt. Thế chẳng phải là “lợi bất cập hại” à?
- Công nhận “trình” của ông dạo này cũng khá. Ý kiến đâu ra đấy.
- Trong khi Chính phủ yêu cầu cắt giảm đầu tư những nơi chưa thật cần thiết thì xem ra giấc mơ sân bay không hay ho cho lắm.
- Đúng vậy. Cho nên cần “hạ thấp” độ cao cho giấc mơ này trước khi thành hiện thực là việc rất nên làm ngay phải không ông?