Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 36,71% kế hoạch

7 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh nguyên nhân do công tác phân bổ vốn chậm thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại các địa phương cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư công.

Giải ngân đầu tư công chậm do nhiều nguyên nhân

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về tình hình giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 7 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC. Theo báo cáo, tổng số vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đủ điều kiện giải ngân là 398.616,466 tỷ đồng, đạt 86,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các dự án còn lại là 62.683,534 tỷ đồng, bằng 13,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 36,71% kế hoạch
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện dự án đầu tư công

Theo báo cáo, dự kiến đến ngày 31/7/2021, giải ngân vốn ĐTC là 169.335,05 tỷ đồng, đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nếu không tính những khoản vốn chưa được phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân theo quy định của Luật ĐTC và Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021 như đã nêu trên thì tỷ lệ giải ngân đạt 42,48%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Có 10 bộ và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức trung bình của cả nước (36,71%); 7 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn và 2 bộ, cơ quan trung ương đã giải ngân nhưng tỷ lệ giải ngân dưới 1%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, giải ngân vốn ĐTC 7 tháng đầu năm chậm là do công tác phân bổ, giao chi tiết kế hoạch ĐTC vốn NSNN tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương năm 2021 chậm, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia; việc áp dụng chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị để chậm, muộn trong phân bổ ngân sách chưa quyết liệt; vướng mắc về đầu tư chậm được xử lý như: Giải phòng mặt bằng, tái định cư tại một số dự án; một số dự án ODA vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục gia hạn, hồ sơ thiết kế, thẩm định… đặc biệt, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại hầu hết các địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.

Giải phóng mặt bằng, gỡ khó cho dự án đầu tư công

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát rất phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, một số địa bàn, cơ sở, xã, phường, khu công nghiệp… phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Do vậy, việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch ĐTC năm 2021, nhất là giải ngân vốn ĐTC có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Theo đó, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần tập trung thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn ĐTC và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ.

Đặc biệt, để thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chuẩn bị các thủ tục đầu tư cần thiết cho các dự án khởi công mới để có thể giao được Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn ĐTC, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn ĐTC. Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra. Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong ĐTC. Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chon nhà thầu đủ năng lực. Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng, ảnh hưởng đến thực hiện dự án ĐTC.

Nhằm tháo gỡ khó khăn về thể chế, cơ chế, chính sách cho ĐTC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị Chính phủ, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về ĐTC và pháp luật liên quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả ĐTC.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Cần Thơ: Cấp mới 3 dự án FDI trong 8 tháng đầu năm

Cần Thơ: Cấp mới 3 dự án FDI trong 8 tháng đầu năm

Tỷ phú Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Tỷ phú Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Việt Nam thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư từ Hàn Quốc

Việt Nam thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư từ Hàn Quốc

Nhằm gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp, VIPFA khai trương văn phòng Hà Nội

Nhằm gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp, VIPFA khai trương văn phòng Hà Nội

Phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn khó

Phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn khó

Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Giải pháp hữu hiệu nào huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế?

Giải pháp hữu hiệu nào huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế?

Bộ Quốc phòng: Giải ngân vốn đầu tư công còn khiêm tốn, đâu là giải pháp?

Bộ Quốc phòng: Giải ngân vốn đầu tư công còn khiêm tốn, đâu là giải pháp?

TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng hơn 1.500 đồng vốn đầu tư công trung hạn

TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng hơn 1.500 đồng vốn đầu tư công trung hạn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút 34 dự án FDI, tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút 34 dự án FDI, tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng một số dự án luật quan trọng

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng một số dự án luật quan trọng

Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?

Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?

Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD

Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD

Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Xem thêm