Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải pháp thị trường cho sản phẩm vùng miền núi, biên giới

Sở dĩ thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có được những bước tiến đáng kể một phần quan trọng là do hệ thống cơ chế, chính sách về kinh tế - thương mại cơ bản đã được nghiên cứu, ban hành, thực sự là công cụ điều chỉnh các hoạt động thương mại ở khu vực này đi đúng hướng, qua đó góp phần khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp, các hộ gia đình, những thương nhân và cư dân trong khu vực tham gia vào hoạt động thương mại tại địa phương.

Tôn vinh sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu là chương trình khuyến khích các sản phẩm nội địa, trong đó có sản phẩm của bà con vùng dân tộc.

Cùng với đó, hạ tầng, cơ sở dịch vụ thương mại ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt, trên khu vực biên giới, vùng biển, các bến bãi vận tải, cửa khẩu, cảng biển ngày càng được nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội.

Tuy nhiên, sự phát triển thương mại, dịch vụ và hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn các khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa hiện còn có khoảng cách khá xa so với các địa bàn khác. Ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ còn nhiều khó khăn, do nhiều địa phương ngân sách eo hẹp chưa có điều kiện đầu tư đúng mức cho lĩnh vực thương mại; nguồn ngân sách đầu tư hỗ trợ từ ngân sách trung ương cũng còn hết sức hạn chế; khả năng xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển vào các địa bàn này còn khó khăn... Để thúc đẩy phát triển ở các địa bàn này, một trong những vấn đề đầu tiên được coi là động lực chính thúc đẩy kinh tế phát triển là khuyến khích sản xuất hàng hóa và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều này, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích ưu đãi đầu tư vào thị trường miền núi, nông thôn, biên giới; trong đó chính sách khuyến khích phát triển thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo là một trong những trọng tâm cơ bản nhất.

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nói chung và kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng trong những năm gần đây được quan tâm đầu tư nên đã có nhiều cải thiện và phát triển đáng kể. Hệ thống phân phối hàng hóa, như: các chợ đầu mối, chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hiệu tạp hóa đã phần nào đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Nhiều loại trái cây của bà con dân tộc đã tìm được đầu ra bền vững

Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2014, trên địa bàn các huyện miền núi, hải đảo có khoảng 3.200 chợ, trung tâm thương mại, 44.000 doanh nghiệp và 95.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Kết quả trên đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, hải đảo; tạo những chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại khu vực này. Tốc độ tăng trưởng hoạt động thương mại khá, đóng góp một phần cho cơ cấu GDP của địa phương. Tuy vậy, thương mại mới chủ yếu đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật tư, dụng cụ cho sản xuất và các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hoạt động thu mua, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt còn nhỏ lẻ, tự phát. Hàng hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế, năng suất thấp, giá trị không cao, chưa tạo thành được vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này cũng còn nhiều vướng mắc: Các văn bản về thương mại miền núi, hải đảo chưa mang tính hệ thống, đồng bộ, đôi khi còn trùng lặp, chồng chéo gây ra nhiều bất cập khi triển khai thực hiện; những khó khăn về thị trường, lưu thông hàng hóa chưa được tháo gỡ hoặc quan tâm đúng mức tại khu vực này. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng kỹ thuật thương mại nói riêng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo còn yếu và thiếu, chủ yếu là các chợ, cửa hàng, cửa hiệu truyền thống do việc chủ trương hóa đầu tư phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn, miền núi còn gặp nhiều khó khăn.

Những khó khăn, bất cập trong phát triển thị trường, thương mại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo do những nguyên nhân chủ yếu: Chính sách khuyến khích, ưu đãi nhà đầu tư vào khu vực nông thôn miền núi chưa hợp lý, mức hỗ trợ thấp. Mặt khác, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và dân ở vùng nông thôn miền núi của nhiều địa phương còn nghèo nên khó huy động vốn đầu tư để phát triển hạ tầng thương mại. Bên cạnh đó, sản xuất hàng hóa còn phụ thuộc vào thói quen, tập quán của người dân, nông dân chưa được tiếp cận nhiều với quy trình sản xuất tiên tiến, trình độ không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế; đội ngũ cán bộ quản lý thương mại tại vùng nông thôn, miền núi trình độ còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, nhu cầu đào tạo tập huấn rất lớn nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Để phát triển hoạt động thương mại, khuyến khích sản xuất hàng hóa và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới trong thời gian tới thì việc tổ chức mạng lưới kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Một mặt, mạng lưới kinh doanh đảm bảo cung ứng các nguyên liệu, vật tư, các công cụ lao động cần thiết cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác ở khu vực nông thôn, miền núi cũng như cung ứng các loại hàng công nghiệp tiêu dùng. Mặt khác, mạng lưới kinh doanh đảm bảo tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa và các sản phẩm hàng hóa khác trên địa bàn, tạo điều kiện để khu vực kinh tế này phát triển, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, miền núi. Trong thời gian tới, Vụ Thị trường trong nước triển khai thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó có nhóm chương trình hỗ trợ, nhằm thay đổi tích cực về nhận thức hành vi cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về chất lượng hàng Việt Nam, quảng bá hàng Việt đến tay người tiêu dùng và dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước. Qua đó đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa các hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, Vụ sẽ hoàn thiện xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, từ đó tiếp tục đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại, sản xuất tiêu thụ tại thị trường nông thôn trong thời gian tới.

Thời gian qua, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế- xã hội ở các khu vực miền núi, biên giới theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung và các sản phẩm nông sản nói riêng, Bộ Công Thương đã tích cực chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo hướng bền vững.
Dương Huy Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều thương hiệu thời trang lớn góp mặt trong ‘Mùa mua sắm năm 2024’

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều thương hiệu thời trang lớn góp mặt trong ‘Mùa mua sắm năm 2024’

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ ''nút thắt'' từ nội tại

Sắp diễn ra chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh

Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Xem thêm