Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 23:44

Giải quyết ùn tắc giao thông: Thực hiện ngay thay vì cứ ngồi bàn

Là người đứng đầu danh sách 5 bộ trưởng trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, sáng nay (23/11), Bộ trường Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã trả lời nhiều cầu hỏi của đại biểu Quốc hội liên quan đến ngành giao thông. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nội dung giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bộ trưởng Đinh La Thăng

 - Đã có giải pháp, vấn đề là còn lại là triển khai

Mở đầu cho phiên chất vấn, các đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) và một số đại biểu khác nêu câu hỏi về các giải pháp đột phá của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong việc hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời: Xử lý ùn tắc giao thông cần có các giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài, tuy nhiên không thể cứ chờ đầy đủ các giải pháp thì mới thực hiện mà cần thực hiện ngay. Bộ trưởng nói: “Từ năm 2002 đến nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết và đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông và xử lý ùn tắc giao thông”.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá

Bên cạnh đó, các ngành, các cấp và toàn dân đã nỗ lực nhưng tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông hiện nay vẫn còn hết sức nghiêm trọng. Hàng năm, có khoảng 12 nghìn người chết vì tai nạn  giao thông và số người bị thương cũng gần bằng con số đó.

Để giải quyết vấn nạn này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là Bộ GTVT sẽ tập trung đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh. Trong đó chú trọng phát triển hài hòa các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không và đường sắt.

“Tai nạn giao thông có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chúng tôi cho rằng, ngoài nguyên nhân về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu thì nguyên nhân quan trọng nhất đó là quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu… dẫn đến ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được tốt. Chính vì vậy, trong thời gian tới, giải pháp quan trọng là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước"- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân; nâng cao vai trò của bộ máy chính trị từ Trung ương đến địa phương…

Tuy nhiên, với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thì trả lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn còn “lòng vòng”. Đại biểu này đề nghị bộ trưởng đi thẳng vào những giải pháp mang tính đột phá và thời hạn để triển khai các giải pháp đó để Quốc hội và cử tri giám sát.

 Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, báo cáo ở trên chính là các giải pháp đột phá, còn bây giờ đã đến lúc chúng ta phải hành động chứ không phải cứ đưa ra các giải pháp này, giải pháp kia rồi bàn là có làm hay không nên làm. “Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng là tất cả chúng ta phải hành động, các ngành, các cấp, toàn dân phải hành động. Ngành giao thông vận tải phải là người đề xướng, chắp nối để các bộ, các ngành cùng toàn dân thực hiện các giải pháp mà Chính phủ đã nêu ra. Tôi nghĩ  như vậy”- ông Thăng nói.

Đầu tư giao thông: Sẽ xử lý kiên quyết nếu không đáp ứng

Trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội về những giải pháp nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ đầu từ các công trình giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng kiên quyết: “Sẽ  thay thế một cách kịp thời những ban quản lý, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế  cũng như nhà thầu không đạt yêu cầu”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền

Đây là giải pháp quan trọng bên cạnh việc lựa chọn ban quản lý, tư vấn thiết, giám sát có chất lượng, đặc biệt là việc chọn  được nhà thầu đảm bảo được năng lực thi công, năng lực tài chính. Ngoài ra, ngành GTVT sẽ thực hiện việc công khai, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện các dự án giao thông bằng sự giám sát của các cấp, các ngành và nhân dân.

Một giải pháp đáng quan tâm được người đứng đầu ngành giao thông đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng và bảo dưỡng các công trình giao thông là việc xã hội hóa đầu tư công trình giao thông, đặc biệt là công tác duy tu, bảo dưỡng.

“Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ thực hiện việc bán và khoán xã hội hóa việc duy tu bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ cho các địa phương, cho các tư nhân… Tôi nghĩ, chất lượng sẽ tốt hơn và tránh được thất thoát”- ông Thăng khẳng định quan điểm "một đồng bỏ ra duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa sẽ đỡ 4 - 5 đồng đầu tư mới" nên dù trước tiên phải xây dựng được những công trình mới với chất lượng tốt, nhưng không làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng thì lãng phí sẽ rất lớn.

Hoàng Châu

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: ùn tắc giao thông

Tin cùng chuyên mục

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới