Mô hình 3D quy mô với hiển thị trực quan của vị trí giao thông chính và các đường dẫn điện nước
CôngThương - Xét về vị trí địa lý và môi trường tự nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, bão, lốc xoáy, sạt lở đất và hạn hán. Một tỷ lệ rất cao của dân số sinh sống ở các vùng ven biển của đất nước và họ đang bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và bão theo mùa. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy rằng khoảng 59% tổng diện tích đất và 71% dân số dễ bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy và lũ lụt. Hơn nữa, đã có những lo ngại gia tăng cao về tác động của biến đổi khí hậu vào tần số và cường độ của các thiên tai khí hậu tại Việt Nam.
Mặc dù đã có sự lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc phòng chống bão, thiệt hại của cơn bão đã gây ra cho Việt Nam với khoảng 25.000 ngôi nhà bị phá hủy và gây thiệt hại lên tới khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng (71 triệu USD) ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng… thực sự là một tổn thất rất lớn về kinh tế.
Trên quy mô lớn, việc tạo ra các mô hình thành phố ảo 3D có thể giúp các chủ sở hữu, các nhà xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư và thậm chí cả công chúng hiểu và xác định được khu vực cần ưu tiên với các nỗ lực phục hồi sau vụ thảm họa thiên nhiên để tiến hành sửa chữa một cách nhanh chóng nhất. Điều này đặc biệt có liên quan cho các hệ thống dịch vụ công cộng bị hư hỏng, những dịch vụ vô cùng thiết yếu cho cuộc sống và kinh doanh để trở lại bình thường. Hơn nữa, mô hình có thể được sử dụng để quy hoạch xây dựng tương lai của thành phố có hiệu quả hơn.
Công nghệ hiện đại ngày nay có thể cung cấp cho các chính phủ, các nhà hoạch định và các kỹ sư thông tin phản hồi cần thiết, cung cấp một cách tốt hơn để dự đoán tình hình của môi trường trong một nguy cơ cụ thể. Thực tế cho thấy, công nghệ tiên tiến cung cấp một phương pháp chủ động để tạo ra các tổ chức cộng đồng phòng chống thiên tai hiệu quả hơn. |
Đối với lực lượng phản ứng tiên phong như cảnh sát và lính cứu hỏa, các mô hình 3D chính xác có nghĩa là họ không còn cần phải mạo hiểm cuộc sống của họ để thăm dò một khu vực ảnh hưởng một cách liều lĩnh. Thay vào đó, họ sẽ có trong tầm tay một môi trường mô phỏng kỹ thuật số cung cấp dữ liệu chính xác về kiến trúc và thiết kế kỹ thuật của tòa nhà, cũng như cảnh quan đô thị xung quanh bao gồm cả cơ sở hạ tầng ngầm dưới lòng đất.
Công nghệ của Autodesk cũng có thể được sử dụng để nhận thức được tác động của bão và lũ lụt. Ví dụ, bộ phần mềm thiết kế cơ sở hạ tầng 2014 của Autodesk cung cấp công nghệ để giúp các nhà hoạch định thành phố mô phỏng lũ lụt. Hệ thống sông và lũ của bộ phần mềm này có thể phân tích các dòng sông để giúp xác định vị trí lũ lụt trong tương lai. Hệ thống phân tích bão và vệ sinh môi trường cho phép thực hiện các phân tích ban đầu trong quá trình thiết kế cho nhiều loại công trình, bao gồm cả hệ thống mạng lưới thoát nước.
Với Autodesk SIM 360, các kỹ sư kết cấu có thể kiểm tra động lực phản ứng và hoạt động của các vật liệu như bê tông, để hiểu được đầy đủ tác động của lũ lụt có thể xảy ra khi các con đập nước đang bị tổn hại, để dự đoán tốt hơn độ bền lâu dài.