Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 12:44

Giãn tiến độ nhập khẩu, đảm bảo cân đối cung cầu đường

Nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và kinh doanh mía đường, sáng nay (16/5/2011), Bộ Công thương tổ chức buổi họp báo “Cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường năm 2011” do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên chủ trì nhằm giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ hơn thực trạng ngành mía đường hiện nay.

 - Đủ nguồn cung đến tháng 9/2011

Theo đánh giá Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tại thời điểm hiện nay, vụ sản xuất mía đường 2010-2011 (sẽ kết thúc vào cuối tháng 5/2011) dự kiến sẽ đạt sản lượng 1,1 triệu tấn, cao hơn dự báo cuối năm 2010 khoảng 100.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường năm nay ước tính vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, lượng đường cần nhập thêm khoảng 200.000- 250.000 tấn..

Sau khi phối kết hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Chính và căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương công bố và cấp phép hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu đường năm 2011 là 250.000 tấn. Con số này theo như đánh giá của ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến- thương mại- thủy sản- nông lâm và nghề muối (Bộ NN&PTNT)- hoàn toàn có cơ sở và chính xác.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng lượng đường nhập khẩu theo HNTQ mới khoảng 53.250 tấn, chỉ bằng 79% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất đã nhập 31.750 tấn (bằng 63% so với cùng kỳ), nhà máy đường nhập 17.000 tấn và doanh nghiệp thương mại trong tháng 4 nhập 4.500 tấn.

Bộ Công Thương khẳng định, lượng nhập khẩu này không lớn và không tác động xấu đến sản xuất và tiêu thụ đường sản xuất trong nước. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: lượng nhập khẩu theo HNTQ năm nay đã điều tiết thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

Dự kiến, từ 15/4 đến cuối vụ, sản xuất đường sẽ đạt 80.000 tấn. Tổng nguồn đường sản xuất trong nước từ 15/4 đến vụ mới 2011-2012 khoảng 600.000 tấn. Thêm vào đó, lượng hàng các doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu, đã mở L/C khoảng 70.000 tấn. Như vậy, với tổng nguồn dự kiến 670.000 tấn đủ đáp ứng đủ nhu cầu 5 tháng cao điểm (mùa nắng nóng và vụ sản xuất phục vụ Tết Trung thu) và đủ nguồn cung cho đến tháng 9/2011 nếu thị trường không có biến động lớn.

Nhiều “gọng kìm” kẹp doanh nghiệp

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, việc tiêu thụ đường vẫn diễn ra bình thường với tổng lượng tiêu thụ từ các nhà máy là 468.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước là 142.000 tấn (tính đến ngày 15/4). So với mức giá thu mua mía năm nay, giá bán đường hiện nay vẫn bảo đảm quyền lợi cho nông dân trồng mía và có hiệu quả cho các nhà máy đường. Tuy nhiên, khó khăn của lớn nhất mà các nhà máy đường đang gặp phải là lãi suất vay cao, hàng tồn kho lớn . Ngoài ra, do năm một số nước được mùa mía đường, giá rẻ nên hàng nhập lậu tràn vào nhiều cạnh tranh với đường trong nước.

Ông Nguyễn Thành Long- Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam- chia sẻ: “Năm nay, giá đường thế giới hạ. việc tích trữ đường không mang lại hiệu quả cao, cộng thêm yếu tố tâm lý về lượng hàng nhập khẩu nên đến thời điểm này các doanh nghiệp thương mại vẫn chưa mua vào để trữ hàng dù sắp đến vụ sản xuất phục vụ Tết Trung thu".

Vì hàng bán chậm, lượng trữ đường tại các đơn vị sản xuất khá lớn. Trong khi đó, chi phí cho lãi suất vay ngân hàng để giữ lượng tồn kho ngày càng nhiều, gây sức ép cho các nhà máy đường.

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đang vào vụ đường. Với sản lượng cao và giá rẻ, đường nhập lậu từ Thái lan đang gây bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Giải pháp điều hành cho năm 2011

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính phối hợp thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, khuyến khích tiêu thụ đường sản xuất trong nước với giá cả hợp lý, bình ổn thị tường:

Trước hết, các nhà máy đường (đã được cấp phép nhập khẩu đường thô thời hạn thực hiện đến 30/6/2011) phải dừng nhập khẩu theo giấy phép đã được cấp đối với các hợp đồng đã ký kết nhưng chưa thanh toán mà không phải đền bù và không ký thêm hợp đồng nhập khẩu mới.

Đối với doanh nghiệp thương mại, chưa ký tiếp các hợp đồng mới, giãn tiến độ nhập khẩu đối với các hợp đồng đã ký đến hết tháng 7/2011.

Về phía các đơn vị sử dụng đường để sản xuất, ưu tiên tập trung sử dụng đường trong nước và cân nhắc tiến độ nhập khẩu phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ chức năng và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra tình hình xuất nhập khẩu đường, ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng nhập lậu đường.

Phượng Nguyễn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam