Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giao dịch M&A: Tuân thủ để cạnh tranh công bằng

Nhằm mang đến bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong năm 2021, đồng thời, chia sẻ các vấn đề xoay quanh nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật cạnh tranh về thông báo tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án “Hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi Luật Cạnh tranh” tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Thông báo tập trung kinh tế: Tuân thủ để cạnh tranh công bằng”.

M&A lập kỷ lục mới trên phạm vi toàn cầu

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh (Bộ Công Thương), cho biết, năm 2021 đã chứng kiến kỷ lục mới của hoạt động M&A trên phạm vi toàn cầu, với 63.000 giao dịch M&A, đạt giá trị 5.900 tỷ đô la Mỹ. Đây là con số kỷ lục kể từ khi hoạt động M&A được ghi nhận năm 1980, trong đó lĩnh vực công nghệ chiếm khoảng 20%, lĩnh vực tài chính chiếm khoảng 13% và lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 11%. “Số lượng các giao dịch với quy mô lớn (có giá trị giao dịch từ 1 đến 5 tỷ đô la Mỹ) tăng gấp đôi. Đáng chú ý, trong đó có đến 55 thương vụ M&A có giá trị giao dịch trên 10 tỷ đô la Mỹ” - ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn thông tin.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Công ty Luật TNHH LNT và thành viên cũng khẳng định, các thương vụ M&A trên toàn cầu năm 2021 có xu hướng gia tăng, dẫn đến số lượng giao dịch phải thông báo tập trung kinh tế tới các cơ quan cạnh tranh cũng gia tăng.

Đại diện Văn phòng Hội đồng cạnh tranh cũng đưa ra 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ hoạt động M&A trong năm 2021. Cụ thể, trong bối cảnh chung khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều giao dịch đã được thỏa thuận, thống nhất từ năm 2020 nhưng đến năm 2021 mới được thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước tung ra các gói kích thích lãi suất vay tương đối thấp, dẫn đến việc các doanh nghiệp có vốn được tăng thêm động lực để mua lại các doanh nghiệp khác.

Giao dịch M&A: Tuân thủ để cạnh tranh công bằng
Toàn cảnh Tọa đàm trực tuyến “Thông báo tập trung kinh tế: Tuân thủ để cạnh tranh công bằng”

Ngoài ra, thị trường vốn phát triển, trong đó thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn của các doanh nghiệp. “Trong năm 2021, thị trường chứng khoán phát triển với chỉ số cao dẫn đến việc các doanh nghiệp có nguồn tiền mặt để có thể tham gia các hoạt động M&A” - ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn đưa dẫn chứng.

Cũng theo đại diện Văn phòng Hội đồng cạnh tranh, do có sự thay đổi về hành vi tiêu dùng, hành vi giải trí, giáo dục dẫn đến doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình kinh doanh với yêu cầu cần có tài sản về công nghệ hoặc tài sản về dữ liệu, tài sản số. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải mua lại các doanh nghiệp khác.

M&A Việt Nam thu hút nhiều “ông lớn”

Chia sẻ về bức tranh M&A tại Việt Nam trong năm qua, bà Trần Phương Lan, Trưởng phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, cho biết, trong năm 2021 tại thị trường Việt Nam đã diễn ra 875 thương vụ tập trung kinh tế. Trong đó, có 134 giao dịch mua lại, 90 giao dịch sáp nhập và 651 giao dịch là hình thức liên doanh. “Năm 2021, đã xuất hiện nhiều giao dịch tập trung kinh tế mà chủ thể là các doanh nghiệp cũng như tập đoàn lớn của Việt Nam như Vingroup, Massan, Kido…” - bà Trần Phương Lan thông tin.

Cũng theo bà Lan, qua đặc điểm của các giao dịch trong năm 2021, có thể thấy xu hướng chung của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch Covid-19 là thực hiện tập trung kinh tế để tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh hoặc hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài để phát triển, mở rộng thông qua các hình thức tập trung kinh tế. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sang các lĩnh vực khác thông qua việc thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ đang trong thời kỳ khó khăn.

Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, nhấn mạnh, M&A và tập trung kinh tế là quyền tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện và pháp luật không cấm nhưng phải tuân thủ theo quy định kiểm soát tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh.

Cụ thể, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đưa ra các ngưỡng về: Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam; giá trị của giao dịch tập trung kinh tế và thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan tại Việt Nam để nếu giao dịch thuộc ngưỡng đó thì các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có nghĩa vụ, trách nhiệm thông báo tập trung kinh tế cho cơ quan cạnh tranh.

Giao dịch M&A: Tuân thủ để cạnh tranh công bằng
Năm 2021, đã xuất hiện nhiều giao dịch tập trung kinh tế mà chủ thể là các doanh nghiệp cũng như tập đoàn lớn của Việt Nam như Vingroup, Massan

Để tránh rủi ro pháp lý và các chế tài nghiêm khắc, từ góc độ luật sư tư vấn pháp luật cạnh tranh cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn khuyến nghị: Các doanh nghiệp nên chủ động tự xác định giao dịch của mình có thuộc trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo hay không. Từ đó, chủ động chuẩn bị hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, trong đó, hồ sơ phải đáp ứng về hình thức và nội dung theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh.

Để giảm thời gian xem xét, thẩm định việc tập trung kinh tế, tạo cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, ở một số quốc gia, cơ quan cạnh tranh áp dụng thủ tục xem xét nhanh (hay còn gọi là cơ chế “Fast track”), cụ thể là áp dụng thủ tục rút gọn để thông qua các giao dịch ít có tác động hoặc nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh.

Bà Trần Phương Lan cũng khẳng định, việc kiểm soát và thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế cần phải được thực hiện theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từ đó, đóng góp cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Từ khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực (kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến nay), đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế hậu Covid, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Cụ thể, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã đăng tải công khai trên trang tin điện tử của Cục nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết về thủ tục thông báo tập trung kinh tế, các bước cần thực hiện, danh mục hồ sơ cần chuẩn bị. Bên cạnh đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo quy định một cách nhanh chóng, giúp giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí và đảm bảo hiệu quả.

Ở góc độ xem xét, thẩm định các giao dịch tập trung kinh tế xuyên biên giới, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho biết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam có tham gia, như CPTPP, EVFTA, RCEP… đều chứa đựng các cam kết về cạnh tranh. Đồng thời, thiết lập cơ chế để các nước thành viên có thể ký kết thỏa thuận hợp tác và phối hợp nhằm thúc đẩy việc thực thi pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế nói riêng một cách có hiệu quả trong khu vực. Do đó, cơ quan cạnh tranh Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan cạnh tranh các nước thành viên trong khu vực thương mại tự do để trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm đánh giá nhằm quyết định thống nhất cũng như thúc đẩy xem xét, thẩm định nhanh chóng, hiệu quả đối với các giao dịch tập trung kinh tế có tính chất xuyên biên giới.

Năm 2021, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xem xét 130 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, tăng gần gấp đôi so với năm 2020. Trong số 130 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, có 92 giao dịch được thực hiện tại Việt Nam (chiếm tỷ lệ hơn 70%); có 36 giao dịch được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (chiếm tỷ lệ khoảng 28%). Các giao dịch tập trung kinh tế được thông báo chủ yếu có hình thức “mua lại” (với tỷ lệ 82%) và dạng thức tập trung kinh tế theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan (chiếm tỷ lệ 61%).

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Công ty 89 Land và Công ty nhôm Phương Đông bị cưỡng chế tài khoản ngân hàng do nợ thuế

Bắc Giang: Công ty 89 Land và Công ty nhôm Phương Đông bị cưỡng chế tài khoản ngân hàng do nợ thuế

Đắk Lắk: Bắt

Đắk Lắk: Bắt 'ổ nhền nhện' mua bán người dưới 16 tuổi ép phục vụ quán karaoke

Đề nghị xử lý nhóm đối tượng vu khống, đe doạ phóng viên Vuasanca

Đề nghị xử lý nhóm đối tượng vu khống, đe doạ phóng viên Vuasanca

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt sai phạm tại dự án mở rộng đường Lò Lu

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt sai phạm tại dự án mở rộng đường Lò Lu

Hà Nam: Công khai danh sách 167 doanh nghiệp nợ thuế khu vực Phủ Lý - Kim Bảng

Hà Nam: Công khai danh sách 167 doanh nghiệp nợ thuế khu vực Phủ Lý - Kim Bảng

Xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Nhiều lời khai bất ngờ!

Xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Nhiều lời khai bất ngờ!

Thái Bình: Công ty nhà ở Nguyên Xá nợ thuế hơn 274 tỷ đồng

Thái Bình: Công ty nhà ở Nguyên Xá nợ thuế hơn 274 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt sai phạm trong giải quyết hồ sơ xây dựng tại phường Tân Phú, quận 7

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt sai phạm trong giải quyết hồ sơ xây dựng tại phường Tân Phú, quận 7

Vĩnh Long: Cái

Vĩnh Long: Cái 'kết đắng' cho nữ chủ hụi chiếm đoạt 2,6 tỷ đồng

Đắk Lắk: 5 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế hóa đơn, trích tiền từ tài khoản

Đắk Lắk: 5 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế hóa đơn, trích tiền từ tài khoản

TP. Hồ Chí Minh: Bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố

TP. Hồ Chí Minh: Bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'

Công an truy tìm phụ nữ

Công an truy tìm phụ nữ 'ôm tiền' khách mua vé xem ca nhạc Blackpink

Một cơ sở của PPP Laser Clinic bị xử phạt 70 triệu đồng

Một cơ sở của PPP Laser Clinic bị xử phạt 70 triệu đồng

Hà Nội: Bắt hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của lái xe vào chợ hoa quả

Hà Nội: Bắt hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của lái xe vào chợ hoa quả

Đắk Lắk: Chủ tiệm cơm bị chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng do khách hàng lừa đặt tiệc

Đắk Lắk: Chủ tiệm cơm bị chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng do khách hàng lừa đặt tiệc

Hà Giang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế

Hà Giang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm, hai bị cáo liên quan đến vụ án hiện ra sao?

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm, hai bị cáo liên quan đến vụ án hiện ra sao?

Lào Cai: Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Lào Cai: Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội

Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội

Bình Định: Cưỡng chế thuế với hai công ty xây dựng và may mặc vì nợ hơn 18 tỷ đồng

Bình Định: Cưỡng chế thuế với hai công ty xây dựng và may mặc vì nợ hơn 18 tỷ đồng

Xem thêm