Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Đến với Thái Bình, chắc chắn bạn được thưởng thức món giò nây vừa hút mắt, bình dị nhưng ăn sẽ thấy sự chân thành, mộc mạc, thấm đẫm tình cảm người dân quê lúa.
Bánh chưng ơi!

Khác với nhiều đặc sản của những vùng miền khác như nem chua Thanh Hóa, bánh gai Hải Dương, kẹo lạc Nam Định… món giò nây của Thái Bình vẫn là cái tên có phần xa lạ với nhiều thực khách. Lạ là bởi, món giò này không được sản xuất đại trà mà chỉ xuất hiện trên mâm cỗ vào những dịp quan trọng như đám cưới, lễ, Tết.

Giò nây hay còn được gọi với nhiều cái tên khác, giò cuốn hoặc giò mỡ, giò thúc… Với nhiều gia đình ở Thái Bình, món ăn này có lẽ không xa lạ. Nhưng ở thành phố, loại giò này rất vừa miệng, lạ mắt với nhiều người. Nhiều gia đình nơi phố thị hay các vùng thôn quê khác đã quen với các loại giò bì, giò xào, giò nạc, giò bò, chả mỡ, chả quế… nhưng miếng giò nguyên khối thịt thoạt nhìn toàn mỡ cảm giác ngao ngán lại hấp dẫn và “gây thương nhớ” sau khi nếm thử.

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Giò nây là món ăn độc lạ, thanh mát, ăn một miếng là nhớ mãi

Cũng giống như các món giò truyền thống khác, giò nây của Thái Bình cũng được chế biến từ thịt lợn nhưng lại được chế biến đặc biệt hơn - một đặc điểm nhận dạng không thể nào nhầm lẫn.

Nguyên liệu của giò nây tuy dễ kiếm nhưng muốn cho ra khoanh giò ngon cần phải cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Để làm được giò nây chuẩn, người làm giò phải chọn những tảng thịt ba chỉ được tuyển chọn từ những con lợn sạch, ngon và đảm bảo tươi mới chế biến được món giò nây chất lượng. Thịt mua về đem sơ chế sạch, giữ nguyên miếng rồi tẩm ướp các loại gia vị thông thường như muối, mì chính, hạt tiêu... Sau khi gia vị ngấm đều, miếng thịt sẽ được cuộn lại thật chặt, gói trong lá chuối rồi ép thành khung vuông hoặc tròn tùy theo người làm.

Thường vào dịp Tết, người dân Thái Bình sẽ gói khuôn giò theo hình vuông để khi cắt ra đặt lên bàn thờ gia tiên miếng giò sẽ trông giống chiếc bánh chưng vuông vức như gói trọn tình cảm của thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công đức của các bậc tiên tổ.

Một nguyên liệu làm nên hương vị của loại giò này không thể thiếu đó là lá chuối. Lá chuối được chọn để gói giò thường là lá “bánh tẻ”, sau khi cắt về rửa sạch rồi đem phơi hoặc “hơ” qua lửa cho lá mềm. Sau đó, lá chuối sẽ được sử dụng để bọc phía ngoài, thịt ba chỉ được giữ nguyên lớp bì, mỡ, thịt nạc rồi bọc thật chặt bằng lớp lá chuối. Khi luộc giò, màu xanh và hương thơm đặc trưng của lá sẽ giúp giò nây có màu sắc và hương vị đặc trưng.

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Công đoạn quan trọng nhất có lẽ là bước cuộn giò bởi nếu cuộn giò không chặt tay, các thớ thịt dính chặt vào nhau sẽ làm rời rạc các nguyên liệu bên trong khoanh giò. Bởi vậy, đàn ông thường được giao trọng trách cuộn và ép giò thành khuôn.

Bước tiếp theo, mang giò đi luộc từ 3-4 giờ đồng hồ. Ngày nay, người thợ làm giò có thể hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi áp suất cỡ đại để nhanh chóng ra thành phẩm. Sau khi luộc xong trong thời gian vừa đủ, đem giò ra để nguội, đợi ráo nước, chờ nguội rồi sẽ được ép chặt như bánh chưng để ráo nước, giúp phần thịt bên trong càng thêm dính quyện vào nhau. Khi giò nguội đem cất vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản trong vòng 10 ngày.

Một chiếc giò nây đạt yêu cầu có lớp thịt ba chỉ hồng, mềm tan hòa quyện với mùi thơm, cay nồng của hạt tiêu và các gia vị khác đan xen, lan tỏa khiến ăn một lần là nhớ mãi. Miếng giò thơm ngon, ngậy và béo đúng như cái tên của nó. Mới nhìn, nhiều người sẽ có cảm giác béo, ngấy khi nhìn qua lớp mỡ bên ngoài, nhưng khi đã thử, giò nây thực sự thu hút thực khách bởi độ mềm, vị thanh mát như thạch, ăn khá lạ miệng mà không hề bị ngán.

Giò nây ngon nhất là ăn kèm với dưa chua, đặc biệt là dưa hành. Giò thơm mùi lá chuối, thịt, hạt tiêu, chấm cùng nước mắm tỏi ớt và ăn kèm với dưa hành quả thực là món ăn hấp dẫn, khó lòng từ chối.

Giò nây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân Thái Bình. Từ món ăn truyền thống, giò nây đã trở thành món ăn đặc sản không thể bỏ qua trong nhiều cỗ tiệc, giỗ chạp, cưới hỏi của người dân khắp các tỉnh, thành phố.

Giò nây - Món ngon làm nên vị Tết

Dù là người con Thái Bình nhưng Nguyễn Thu Hà (20 tuổi) vẫn luôn háo hức mỗi khi biết mâm cơm gia đình có món khoái khẩu giò nây: “Mình nhớ ngày nhỏ, chỉ đến dịp Tết mới được ăn giò nây nhưng giờ muốn ăn chỉ cần chạy ra tiệm mua là có. Biết mình thích nên lần nào về quê, bố mẹ cũng làm hoặc mua sẵn để khi mình về là có ăn luôn”.

Cô Nguyễn Thị Diệu - chủ cửa hàng kinh doanh giò chả ở Thái Bình - cho biết: “Giá giò nây phụ thuộc vào giá thịt lợn, dao động từ 180.000-200.000 đồng/kg. Nếu thịt lợn đắt, giá có thể lên tới 300.000 đồng/kg. Mỗi ngày cửa hàng của cô bán khoảng 8-10kg nhưng vào những dịp lễ, Tết có thể bán đến 20-30 kg/ngày, có nhiều hôm phải làm xuyên đêm để kịp trả hàng cho khách”.

Lạ miệng, thanh mát và có mùi thơm rất đặc trưng, giò nây không chỉ là món ăn mà còn là thứ đồ ngon gợi nhớ hương vị Tết, khiến những người xa quê luôn lưu luyến và nhớ về.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

“Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc)” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam như một diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông.
Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, các tỉnh thành, trong đó có vùng Đông Nam Bộ đã triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2024, thu hút khoảng 40 đội tham gia (mỗi đội 2 vận động viên).
Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Nhật Bản tiếp tục giới thiệu rộng rãi truyện tranh Ehon tại Việt Nam thông qua sự kiện “Tuần sách kết nối - Ehon week” 2024 diễn ra từ nay đến 27/10.
Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, những ký ức hào hùng về một thời kháng chiến của Hà Nội được tái hiện sinh động, chân thực qua hội họa.
Nhạc phẩm

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Ca khúc do ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đồng sáng tác cùng nhạc sĩ Vũ Quốc Việt-là lời tri ân đến những con người ngày đêm cống hiến cho Tổ quốc.
Kể chuyện

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”.
Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa báo cáo đến Chính phủ về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Người Hà Nội tháng năm ấy

Người Hà Nội tháng năm ấy

Nước mắt ông Trúc Dương long lanh nhìn từng đoàn xe, từng đoàn bộ đội nối tiếp nhau, ông lẩm nhẩm: “Xin chào những chiến sĩ của Hà Nội".
Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động với quy mô lớn được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ “Hà Nội và những Cửa ô".
Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hàng nghìn đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở tỉnh Ninh Thuận đã vui đón Lễ hội Katê được tổ chức từ ngày 1 đến 3/10 vừa qua.
Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Tác giả Nguyễn Quang Chánh vừa tái bản lần thứ 2 cuốn sách “Kể chuyện cụm tình báo H.63 anh hùng” và hé lộ thêm nhiều bí mật về cụm tình báo này.
Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường – tác giả tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng đã qua đời ngày 2/10/2024.
Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Hòa Bình: Huyện Kim Bôi khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trở thành "món ăn" tinh thần bổ ích, lành mạnh.
Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Gia Lai: Chàng Thượng uý Công an đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ

Thượng úy Phạm Thanh Tú - Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Đồng Nai: Quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại ngôi biệt thự 100 năm tuổi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc vốn có của nó.
Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam làm gì để trở thành phim trường của thế giới?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành phim trường của thế giới, tuy nhiên, cần có chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án điện ảnh.
Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, Phở và Piano' được lựa chọn làm đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).
Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngày 27 - 28/9 tại thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu năm 2024.
Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử và người dân kiến nghị chính quyền cần bảo tồn ngôi biệt thự 100 tuổi.
Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Lần đầu tiên nhiều tài liệu lưu trữ liên quan đến tiếp quản Thủ đô được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III giới thiệu cho đông đảo công chúng tại Hà Nội ngày 24/9.
Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Cư dân mạng đang xôn xao, tranh cãi về hình ảnh cặp đôi tổ chức đám cưới nhưng có trang phục, hoạt động và đạo cụ bắt nguồn từ nước ngoài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động