Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Gỡ nút thắt” phát triển sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp hiến kế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu, phục hồi ngành công nghiệp, sản xuất trong nước trong bối cảnh khó khăn.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc những tháng cuối năm

Mức độ phục hồi ngành công nghiệp còn chậm

Chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành nhận định: Nhìn vào bức tranh của ngành công nghiệp vẫn thấy rõ mức độ hồi phục còn chậm. Cụ thể khó khăn là tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, do thiếu đơn hàng, khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm. Giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Có một thực tế, việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp khó khăn hơn lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận kém hấp dẫn, nhiều rủi ro. Điều đó dẫn đến số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn kém phát triển và ít ỏi như hiện nay. Theo đó cần tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc phát triển công nghiệp.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài phải có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tư của xã hội cho phát triển công nghiệp phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài. Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có chuỗi sản xuất ngắn, thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, việc lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển phải đáp ứng các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan lợi thế của đất nước; là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế.

Sản xuất công nghiệp
Nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp hiến kế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu, phục hồi ngành công nghiệp

Song song với đó, cần phát triển hệ thống cụm liên kết ngành, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm, dưới sự dẫn dắt của một số tập đoàn công nghiệp đa quốc gia của Việt Nam có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh quốc tế và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Từ quý 4/2022 đến hết tháng 7/2023 ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn, thậm chí chưa khi nào khó khăn như vậy. Kim ngạch xuất khẩu giảm 14,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam ước đạt 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, giảm 9-10% so với năm 2022.

Nhận định về những khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải hiện nay trong công tác xuất khẩu, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: Khó khăn trong xuất khẩu hiện nay cơ bản chỉ là ngắn hạn trong 3 tháng, 6 tháng, tối đa khoảng năm. Trong năm tới, triển vọng thị trường sẽ phục hồi tốt hơn. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng phải chủ động phối hợp cùng với hiệp hội ngành hàng để giải quyết tốt hơn bài toán đầu ra nhất là đơn hàng.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn vốn gồm vốn vay ngân hàng và kênh khác kể cả phương thức chiết khấu bộ chứng từ trong trường hợp cần vốn ngay cho quay vòng sản xuất. Chủ động tiếp cận những gói hỗ trợ bao gồm tài khoá, tiền tệ của Chính phủ.

Hiện Chính phủ đã tung ra rất nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, theo tính toán sơ bộ các gói miễn giảm thuế, phí có quy mô khoảng 200.000 tỷ đồng trong năm nay. Cùng với đó là tăng cường áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số.

Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, chỉnh sửa thể chế liên quan Luật các tổ chức tín dụng cho phép cả trường hợp truy đòi từ hình thức chiết khấu chứng từ. Tạo ra hành lang pháp lý cho các cơ chế thử nghiệm với mô hình kinh doanh mới, trong đó có cả chuyện huy động vốn mới, ngân hàng số và các hình thức khác.

Tương lai không xa chúng ta sẽ phát triển Fintech (công nghệ tài chính). Hiện nay các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mới chủ yếu phát triển dịch vụ thanh toán, một số dịch vụ cho vay chưa nhiều do lo ngại rủi ro. Do vậy doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chuẩn bị nghiên cứu, thích ứng.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, hệ thống tín dụng vẫn cần ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn bởi mức độ rủi ro ít hơn và có nguồn thu ngoại tệ vừa cho doanh nghiệp, ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

Cần xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ thép nội

Không chỉ ngành dệt may, ngành thép trong nước cũng gặp khó khăn trước “cơn bão” thép giá rẻ từ Trung Quốc đổ bộ vào. Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kiến nghị, cần xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ thép Việt.

Cụ thể, ông Đa cho biết, hiện thép Trung Quốc đang được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam, khiến thép sản xuất trong nước liên tục phải giảm giá nhưng vẫn khó cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang ở giai đoạn khó khăn ngắn hạn. Từ đầu năm đến nay, thép trong nước đã trải qua 15 phiên giảm giá nhưng tiêu thụ vẫn khó, dự báo đà giảm giá chưa dừng lại.

Giá thép Trung Quốc nhập khẩu so với thép sản xuất ở Việt Nam có giá rất cạnh tranh. Điều này khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam dù đã giảm giá nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thép nước bạn. Theo số liệu của VSA, trong năm tháng đầu năm nay, thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng rất mạnh với 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% sản lượng thép nhập khẩu.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng triệt để các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Các rào cản kỹ thuật được áp dụng rõ ràng tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh…. Cụ thể, các sản phẩm khi xuất khẩu sang các quốc gia này đều yêu cầu có chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Mục tiêu của các giấy phép này là ngăn chặn lượng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, tăng cường khâu kiểm soát với thép nhập khẩu.

Trong khi đó, gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%. Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực… đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào. Đồng thời, các sản phẩm thép cũng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 theo quyết định của Bộ Công Thương nên không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam không có quy trình kiểm tra chất lượng như các quốc gia khác dẫn đến thép nhập khẩu đa dạng về chủng loại, chất lượng, chưa được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.

Vì vậy, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam trước khi nhập khẩu. Đồng thời, tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước.

Cần xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu và các bộ ngành tăng cường công tác cảnh báo, dự báo xu thế thị trường hàng hóa, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của sản xuất trong nước.

Việt Anh - Nguyễn Duyên - Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp tái chế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Chiều 26/11, trong chuyến thăm TP. Hải Phòng, Tổng thống Bulgaria - Rumen Radev và đoàn lãnh đạo cấp cao Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast.
Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

UBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận theo phương án đã được phê duyệt.
Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, việc tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất cũng sẽ tăng theo.
Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

iMSPO - hệ thống kết nối điện di động trên bờ đầu tiên trên thế giới giành giải thưởng “Ports and Harbor Innovation Of The Year” của EHM tại Amsterdam, Hà Lan.
Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ngày 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" do Tạp chí Công Thương tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thu hút được 130 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đẩy bình quân đạt 73%, tổng số vốn đăng ký hơn 550 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

51/99 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng).
Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Với mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% trong năm đầu nhà máy đi vào hoạt động- tân binh Omoda & Jaecoo tạo ra động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô trong nước
Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Hòa Phát đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray.
Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), ĐBQH kiến nghị bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư tổ hợp sản xuất hóa chất từ nguyên liệu tái chế, nhằm hướng đến kinh tế xanh.
Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Bài 4: Kỳ vọng thổi

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Bài 3: Đại biểu Quốc hội

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động