Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 00:44

Hà Nam ưu tiên các dự án lớn

Một trong những định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Hà Nam là ưu tiên dự án lớn, nhà đầu tư phụ trợ đi cùng và có thể dành ra một khu riêng biệt cho doanh nghiệp (DN) đầu tư theo nhóm ngành.

Vốn FDI tăng cao

Hướng đầu tư này được Hà Nam thực hiện trong thời gian qua và đã có kết quả tích cực. Tổng hợp của Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh cho thấy, đến thời điểm này, các KCN tỉnh đã thu hút được gần 500 dự án, trong đó có 341 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ 870 triệu USD. Trong số đó, có 285 dự án FDI đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và 56 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng.

Các KCN tại Hà Nam được đầu tư hạ tầng đồng bộ

Năm 2021, giá trị sản xuất của DN trong các KCN đạt 129 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2020. Theo ông Trần Văn Kiên - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, song Hà Nam vẫn là một trong những địa phương có kết quả tốt về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh dự án đầu tư trong các KCN. Năm 2021, toàn tỉnh đã thu hút được 35 dự án đăng ký mới đầu tư vào các KCN, trong đó có 20 dự án FDI và 15 dự án đầu tư trong nước. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng điều chỉnh 170 lượt dự án, với tổng nguồn vốn hơn 536 triệu USD và hơn 9.405 tỷ đồng, vượt 81% kế hoạch năm...

Để có được kết quả tích cực, tỉnh Hà Nam đã luôn quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN; bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư. Chính quyền luôn cam kết đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN; hỗ trợ nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án, phấn đấu đi vào hoạt động theo đúng cam kết. Trong thu hút đầu tư, tỉnh ưu tiên thu hút dự án lớn, có chính sách thu hút nhà đầu tư phụ trợ đi cùng và có thể dành ra một khu riêng biệt cho DN đầu tư theo nhóm ngành.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư lớn khi đầu tư vào Hà Nam thu hút thêm được nhà đầu tư phụ trợ vào cùng địa bàn hoạt động không chỉ giảm chi phí nguyên liệu đầu vào mà còn tạo ra khâu sản xuất khép kín trong KCN.

Hiện nay, tỉnh Hà Nam đã ưu tiên xây dựng KCN Đồng Văn III, giai đoạn I chuyên để thu hút DN phụ trợ của Nhật Bản. Đến nay, các nhà đầu tư của Nhật Bản đã cơ bản đầu tư theo đúng cam kết và đi vào hoạt động ổn định. Cách làm này đã giúp DN lớn khi đầu tư vào địa phương thu hút thêm nhà đầu tư phụ trợ vào cùng địa bàn hoạt động.

Dự báo, trong năm 2022, xu hướng nhiều nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn tiếp tục đầu tư vào địa bàn tỉnh. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, với công nghệ sản xuất hiện đại đã tìm hiểu môi trường thu hút đầu tư của Hà Nam. Tỉnh đã có gần 200ha đất sạch với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ để chào đón nhà đầu tư vào các KCN.

Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường xúc tiến đầu tư qua mạng; tập trung giải phóng san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng đồng bộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng nhà xưởng, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, bám sát hoạt động của DN trong các KCN, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trước mắt, Hà Nam tiếp tục thu hút đầu tư vào các KCN: Đồng Văn III mở rộng, Thanh Liêm, Thái Hà, Đồng Văn IV. Đây là các KCN có mặt bằng sạch, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Về lâu dài, triển khai xây dựng các KCN được Chính phủ cho phép mở rộng và KCN công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu về diện tích, cơ sở hạ tầng...
Tâm Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nam

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than