Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 19:11

Hà Nội: Làng nghề gỗ truyền thống bắt nhịp sản xuất, đón đơn hàng mới

Trái ngược với sự trầm lắng khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, hiện các làng nghề gỗ truyền thống tại Hà Nội đang hối hả sản xuất không chỉ trả nợ đơn hàng cuối năm mà còn đón đơn hàng cho năm mới.

Làng nghề gỗ Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) với 4.500 hộ dân trong đó có hơn 2.000 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh nghề gỗ, trong đó, có khoảng 10 cơ sở chế biến gỗ quy mô lớn, hơn 60 doanh nghiệp nằm trên địa bàn xã. Các hộ tham gia vào chế biến khoảng 500 - 600 hộ, còn lại là các hộ kinh doanh dịch vụ như mút, xốp, máy chế biến, phụ kiện, ốc vít, keo,…. Ngoài lao động tại xã tham gia nghề gỗ, các lao động từ địa phương khác tới làm thuê từ 7.000 - 8.000 nghìn người.

Hà Nội: Làng nghề gỗ bắt nhịp sản xuất, đón đơn hàng năm mới

Trái ngược với sự trầm lắng khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, các hộ sản xuất kinh doanh nghề gỗ tại Hữu Bằng đang hối hả sản xuất trả nợ đơn hàng cuối năm cũng như đón đơn hàng cho năm mới.

Đáng chú ý, dịch Covid-19 phần nào tác động đến thị trường đầu ra của các làng nghề. Điều đó cũng đủ để giúp các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tại Hữu Bằng nhìn thấy cơ hội và chuyển hướng sang làm sản phẩm gỗ công nghiệp, khai thác tiềm năng ở các công trình kiến trúc, nhà ở, chung cư,... Đồng thời, thúc đẩy hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất phụ liệu ngành gỗ như mút, xốp, máy chế biến, phụ kiện, ốc vít, keo... hoặc gia công các sản phẩm vệ tinh cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.

Theo các hộ sản xuất tại làng nghề, đến thời điểm này, gần 100% các hộ sản xuất, kinh doanh ở đây đã quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, công suất giảm 80% so với trước giãn cách. Nguyên nhân do 40% lượng hàng hóa bán tại thị trường miền Nam, còn lại ở ngoài Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, một số đơn vị cũng đang kết nối với các doanh nghiệp tại thị trường miền Nam, Bình Dương, Đồng Nai đề đặt vấn đề liên kết để hướng tới xuất khẩu.

Tương tự, tại làng nghề gỗ Vạn Điểm, ông Hoàng Kỳ Tài - Chủ tịch Hội Làng nghề gỗ Vạn Điểm - cho biết: làng nghề có trên 1.000 đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng gỗ. Việc mở cửa trở lại giúp nguồn nguyên liệu và sản phẩm được lưu thông, đã giúp các cơ sở sản xuất trong làng nghề có cơ hội hoàn thành đơn hàng, tránh tình trạng đọng vốn.

Mặt khác, nếu như trước đây, hầu hết kênh bán hàng của làng nghề gỗ Vạn Điểm là bán buôn cho các đại lý tại miền Nam và ở miền Bắc, trong khi một số cơ sở chế biến khác thì đưa sản phẩm tới các công trình. Thì đến nay, các cơ sở chế biến ở Vạn Điểm đã triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh các kênh bán hàng cả trực tiếp và trực tuyến, nhằm khuyến khích các cơ sở duy trì sản xuất tại làng nghề.

Khẳng định, thị trường nội địa một lần nữa lại trở thành điểm hấp thụ lớn nhất các sản phẩm gỗ từ các làng nghề, và dù cho giá trị lợi nhuận giảm khá nhiều so với các năm trước. Đại diện cơ sở sản xuất Hùng Tứ (xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) cho biết, trước đây, các sản phẩm sản xuất bàn ghế, chủ yếu đồ nội thất thị trường 85% bán cho các đại lý, 15% còn lại bán trực tiếp cho khách tiêu dùng. Ngay sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cơ sở đã ngay lập tức quay trở lại sản xuất. Cũng theo chủ cơ sở sản xuất Hùng Tứ, thị trường tiêu thụ khá chậm. Để kích cầu tiêu dùng cũng như thúc đẩy bán hàng cuối năm chúng tôi cũng đã chia sẻ một phần lợi nhuận cho người tiêu dùng. Theo đó, nếu trước đây 1 bộ bàn ghế bán ra lãi từ 1 - 1,5 triệu đồng thì hiện tại chỉ còn 500.000 đồng/bộ.

Dù vậy, theo các hộ kinh doanh tại các làng nghề gỗ truyền thống trên địa bàn TP. Hà Nội, vẫn còn nhiều khó khăn do lao động ở các địa phương khác chưa quay lại làng nghề để sản xuất. Chi phí gỗ và các nguyên liệu đầu vào khác như ốc vít, keo, bọc, nệm tăng cao từ 15 - 20%. Mặt khác, các hộ sản xuất kinh doanh chưa tiếp cận các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19 từ cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại đã và đang mở rộng nhu cầu cung ứng sản phẩm cho cả nước, giúp làng nghề gỗ như Vạn Điểm, Hữu Bằng… bắt đầu duy trì lại được sản xuất, cũng như tạo ra nền tảng cho các đơn hàng tiếp theo. Để hỗ trợ việc cung cấp sản phẩm ra thị trường trong nước, một số làng nghề cũng đã thành lập nhóm thông tin trên mạng để cùng nhau trao đổi về mẫu mã, kinh doanh, sản phẩm nào bán chạy, và thị hiếu của khách hàng.

Ghi nhận một số hình ảnh quay trở lại hoạt động tại làng nghề gỗ truyền thống tại Hà Nội

Vận chuyển gỗ xẻ tại làng nghề Vạn Điểm
Vận chuyển hàng hóa cho khách hàng
Các hộ sản xuất kinh doanh nghề gỗ tại Hữu Bằng đang hối hả sản xuất trả nợ đơn hàng cuối năm cũng như đón đơn hàng cho năm mới
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố