Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Nguy cơ thiếu điện trên diện rộng

Dự báo, năm 2012 và những năm tiếp theo, Hà Nội có thể thiếu điện từ 15-20%, nguyên nhân là do không có đất để kéo dây và xây trạm biến áp.

 

CôngThương - LƯỚI ĐIỆN QUÁ TẢI NGHIÊM TRỌNG

Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội được xếp vào danh mục ưu tiên đặc biệt về cung ứng nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, theo Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), hiện nay, hệ thống lưới cấp điện cho Hà Nội có trạm 500 kV Thường Tín cấp trực tiếp; các trạm 500 kV Hòa Bình, Nho Quan cấp hỗ trợ. Lưới 220 kV có 5 trạm biến áp (TBA) với tổng công suất 2.625 MVA, tổng chiều dài đường dây khoảng 403,5 km. Lưới điện 110 kV có 34 TBA với tổng công suất 3.258 MVA, tổng chiều dài đường dây trên 600 km. Lưới điện phân phối có 6.500 km trung áp, 16.500 km hạ áp với tổng công suất các TBA khoảng 6.000 MVA. Năm 2010, sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố đạt 8,91 tỷ kWh, tăng 13,1% so với năm 2009, công suất lớn nhất lên tới 1.900 MW. Sản lượng điện tiêu thụ 7 tháng đầu năm 2011 là 5,4 tỷ kWh, công suất phụ tải cực đại tới 2.030 MW.

Ông Bùi Duy Dụng - Phó Tổng giám đốc EVN Hà Nội - nhận định, hệ thống lưới điện chỉ đáp ứng nhu cầu phụ tải cũng đã khá chật vật. Những ngày nóng nhất vừa qua, Hà Nội đã dùng tới 90% công suất, nghĩa là không còn dự phòng. Chỉ cần 1 MBA bị sự cố là sẽ mất điện trên diện rộng. Dự báo, năm 2012, nhu cầu phụ tải sẽ lên tới 2.400-2.500 MW. Lúc này, nguy cơ quá tải nghiêm trọng sẽ xảy ra ở 6/12 máy biến áp (MBA) 220 kV, 4/14 đường dây 220 kV và 21/58 MBA 110 kV, thậm chí có nơi quá tải tới 159%. Đáng ngại nhất, các phần tử đầy tải và quá tải đều đóng vai trò quan trọng trong sơ đồ cấp điện Hà Nội như các TBA 220 kV Chèm, Hà Đông, Mai Động, các đường dây 220 kV Hòa Bình-Chèm, Hòa Bình-Xuân Mai. Nếu tình hình không được cải thiện thì ngay trong mùa hè năm 2012 sẽ xảy ra tình trạng cả nước đủ điện nhưng Hà Nội có thể phải tiết giảm cắt điện luân phiên tới 15-20% phụ tải. Khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là trung tâm Hà Nội, quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm.

CÁC DỰ ÁN ĐỀU VƯỚNG

Để đáp ứng nhu cầu điện cho TP. Hà Nội, trong giai đoạn 2006-2010, EVN Hà Nội đã lên kế hoạch đầu tư 6.850 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp 6 TBA 220 kV (tổng công suất 2.500 MVA) và 137 km đường dây, 4 TBA 110 kV (246 MVA). Tuy nhiên, đến cuối năm 2010, tất cả các công trình lưới điện 220 kV xây mới đều không thực hiện được. TBA 110 kV cũng chỉ hoàn thành 3/4 trạm và khối lượng đường dây 110 kV đạt 13,4%. Các công trình nâng cấp cải tạo TBA 110 kV cũng chỉ đạt 81,6%, đường dây 110 kV chỉ đạt 73,8%. Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình cấp bách, trọng điểm cho TP. Hà Nội theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP.Hà Nội với tổng vốn đầu tư 2.106 tỷ đồng cũng không khá hơn, chỉ 3/11 MBA 220 kV đóng điện được, 9/12 TBA 110 kV được cải tạo và 2/11 TBA 110 kV được xây mới. Riêng đường dây 220 kV và 110 kV thì không xây mới được công trình nào. Nhiều dự án đã được phê duyệt từ nhiều năm nay vẫn chưa được hoàn thành.

Ông Bùi Duy Dụng cho hay, ngoài lý do thiếu vốn, nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là không có mặt bằng để thi công. Do quỹ đất thành phố hạn hẹp nên việc thỏa thuận vị trí trạm và tuyến đường dây rất khó khăn. Thủ tục hồ sơ xin cấp đất cũng rất rườm rà, phức tạp. Có những dự án lưới điện đi qua nhiều địa phương, thủ tục mượn đất thi công và đền bù hoa màu liên quan tới nhiều cấp chính quyền nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, rất nhiều tuyến dây thành phố yêu cầu đi ngầm nhưng kinh phí cho đường dây đi ngầm cao gấp 10 lần đi nổi (đường dây 110 kV đi nổi chi phí hết 6,5 tỷ đồng/km, nhưng đi ngầm phải chi khoảng 75 tỷ đồng/km). Đó là chưa kể thi công đường dây ngầm rất khó khăn về mặt bằng thi công.

Ông Trương Quốc Lẫm, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT), cho biết, ở các địa phương khác xây dựng lưới điện chủ yếu khó khăn trong việc thỏa thuận với người dân về đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Nhưng riêng ở Hà Nội, nhà đầu tư gặp khó ngay từ “cửa” các cấp chính quyền, ban, ngành trong công tác thỏa thuận hướng tuyến cho tới việc đền bù GPMB. Đó là chưa kể, sự thiếu nhất quán giữa yêu cầu đo vẽ mặt bằng tuyến trên bản đồ 1/500 và 1/2000 trong các giai đoạn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán dẫn đến kéo dài thời gian thỏa thuận tuyến...

Điển hình nhất là vướng mắc về quy hoạch. Dự án nhánh rẽ 110 kV Trôi cấp điện cho các huyện Hoài Đức, Đan Phượng. Mặc dù ngành điện đã đầu tư gần 70 tỷ đồng hoàn thành xây trạm từ năm 2009, nhưng phần dây lại có đến đến 16/20 vị trí cột để dẫn điện vào trạm bị vướng. Theo thiết kế, cột dẫn vào trạm là cột thép hình chân nhỏ nhưng vì có 3 cột đi qua khu đô thị Lideco, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 yêu cầu sử dụng cột đơn thân nên vẫn chưa giải quyết xong. Bởi mức chênh lệch của việc điều chỉnh này lên tới hàng tỷ đồng do cột đơn thân có giá trị 1,5-3 tỷ đồng/cột, trong khi cột thép cấu hình chân nhỏ khoảng 800 triệu/cột. Ngoài ra, 13 vị trí cột khác đi qua các dự án khu đô thị Bắc 32 và khu đô thị Tân Lập phải thay đổi vị trí, hướng tuyến theo qui hoạch Hà Nội mới được phê duyệt. Kèm theo sự thay đổi này là hàng loạt các bước thủ tục ngành điện đã làm trước đây phải làm lại từ đầu.

TBA 220 kV Vân Trì đã đủ điều kiện đóng điện từ tháng 8/2011, nhưng chưa thể vận hành vì đường dây 220 kV Vân Trì-Sóc Sơn được phê duyệt thiết kế kỹ thuật từ năm 2007 nhưng đến nay mới 5/101 vị trí móng được bàn giao vì các hộ dân không nhận tiền đền bù. Đặc biệt, đoạn tuyến qua Đông Anh năm 2003 đã được Sở Quy hoạch kiến trúc thỏa thuận hướng tuyến đi bên trái đường sắt ga Thạch Lỗi, đến năm 2005, UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại phê duyệt đi bên phải ga khiến việc xin cấp chỉ giới đỏ không thực hiện được.

Cùng chung số phận, TBA 110 kV Tây Hồ Tây đã được phê duyệt địa điểm nhưng vị trí đó lại nằm trong chỉ giới của dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Công viên Hữu Nghị. TBA 110 kV Mỗ Lao đã có đất xây trạm nhưng vẫn chưa thể triển khai vì hơn 2,5 km đường dẫn tuyến vào trạm lại không có trong qui hoạch. Bên cạnh đó, rất nhiều khu đô thị, khu công nghiệp khi duyệt qui hoạch lại không đề cập đến hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện khiến ngành điện không thể chủ động xây dựng các công trình điện...

Khó GPMB đang là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến độ các dự án. Đường dây 220 kV Hà Đông-Thành Công khởi công từ năm 2009, TBA 220 kV Thành Công đã xong từ lâu, NPT cũng đã hoàn thành 3.800/4.000m cáp ngầm, nhưng đến nay vẫn dậm chân tại chỗ chỉ vì còn 200m chiều dài tuyến cáp chưa có mặt bằng thi công. TBA 220 kV Tây Hồ đã được cắm mốc giới nhưng không thể triển khai vì dân không nhận tiền đền bù. TBA 220/550 kV Tây Hà Nội và Đông Anh thì quỹ đất không đủ xây dựng. Riêng TBA 220 kV Long Biên, thành phố yêu cầu đi cáp ngầm nhưng chi phí đi cáp ngầm lên gần 1.000 tỷ đồng, ngành điện không vay nổi vốn ngân hàng vì dự án bị đánh giá là không hiệu quả….

Tổng quy mô GDP của Hà Nội chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 2 về đóng góp ngân sách Trung ương. Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.Hà Nội đã thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 là 12-13%/năm. Nếu năm 2012 Hà Nội không đủ điện thì các chỉ tiêu trên sẽ khó thực hiện và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP của cả nước.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

Ngành điện Việt Nam hiện đối diện với nhiều thách thức lớn, từ việc thiếu đồng bộ trong Luật Quy hoạch đến những rào cản trong Luật Đầu tư.
EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

EVNCPC có công điện gửi các đơn vị thành viên, đại diện đơn vị cổ phần về việc chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung.
Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đã đến thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 6 tại Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình).

Tin cùng chuyên mục

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình lên Bộ Công Thương đề án triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đóng điện và đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110kV cấp bách, trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam phục vụ phát triển kinh tế.
Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nhiệm vụ "Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam".
Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước EU và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10 đã tăng lên gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.
Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hoàn thiện khiến cho các hộ dân tại làng Mui (xã Bình Giáo, huyện Chư Prông) thêm phấn khởi.
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Ngày 1/11/2024, tại Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu đã có buổi làm việc với EVNNPT nhằm tháo gỡ vướng mắc các dự án truyền tải trên địa bàn tỉnh.
EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

Từ ngày 21 - 28/10/2024, EVNSPC đã đóng điện, đưa vào vận hành hàng loạt công trình lưới điện 110kV trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu đã phối hợp với lực lượng Công an và đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng trộm tài sản, thiết bị điện đang vận hành trên một số địa bàn...
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Đến ngày 30/10, Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương đã sản xuất được 670,1 triệu kWh, đạt 108,6% kế hoạch được EVNGENCO2 giao.
Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Nhằm đa dạng các sản phẩm hỗ trợ năng lượng tái tạo, Growatt tiếp tục giới thiệu biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ thương mại quy mô vừa và nhỏ
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối đi vào vận hành sẽ tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận.
Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 10 tháng năm 2024, than thương phẩm của toàn đơn vị đạt 40,98 triệu tấn.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Việc sửa đổi Luật Điện lực nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo sự đột phá phát triển mới.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tạo thị trường điện cạnh tranh lành mạnh.
Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) vừa công bố báo cáo quý III/2024, dự báo nhu cầu điện năng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng mạnh hơn so với dự kiến.
Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Theo chuyên gia Hà Đăng Sơn, việc thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc, để các dự án nguồn điện khí LNG sớm được triển khai đầu tư.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được nghiên cứu công phu, giải quyết được nhiều chính sách lớn, quan trọng.
Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Sau 15 xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực -TKV đã góp phần vào sự phát triển của TKV nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động