Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Nỗ lực phục hồi kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn

Vượt qua những khó khăn chưa có tiền lệ, tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các sở, ngành chủ động cung cấp thông tin cho báo chí Cục Thuế Hà Nội thu hồi và xử lý điều chỉnh nợ đọng thuế được 5.320 tỷ đồng

Hoàn thiện nhiều dự án mang tính chiến lược

Ngày 14/6, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần thứ XIII. Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, kinh tế - xã hội đã dần phục hồi sau đại dịch Covid-19 và đã đạt được những kết quả tích cực.

Nổi bật, tăng trưởng kinh tế bình quân của Thủ đô giai đoạn 2021-2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân 2 năm 2021-2022, GRDP tăng 5,86%, cao hơn 1,13 lần mức tăng của cả nước (5,25%). GRDP/người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng/người (khoảng 5.950 USD), tăng 18,1 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ, bình quân tăng 7,07%/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2022 khoảng 656.102 tỷ đồng, đạt 119,9% dự toán Trung ương giao… Tổng chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022 khoảng 178.465 tỷ đồng, đạt 82,8% dự toán giao đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, ước chi ngân sách địa phương trên 30 nghìn tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán.

Hà Nội: Nỗ lực phục hồi kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn
Nhiều chỉ số phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội đạt và vượt chỉ tiêu đề ra

Tái cơ cấu kinh tế của Thủ đô được đẩy mạnh; dịch vụ tăng nhanh cả trong cơ cấu GRDP và cơ cấu lao động xã hội; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được chú trọng. Tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng 0,52 điểm % so với đầu nhiệm kỳ; GRDP/người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng/người, tăng 18,1 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ, bình quân tăng 7,07%/năm.

Thành phố cũng tập trung xây dựng hoàn thiện nhiều nội dung lớn, mang tính chiến lược quan trọng. Các công trình về giao thông, giáo dục, y tế và tôn tạo di tích lịch sử được đẩy mạnh triển khai. Nhiều công trình lớn, quan trọng của Thủ đô đã hoàn thành hoặc khởi công, như: Vận hành Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; đường Vành đai 2 trên cao. Trong năm 2023, dự kiến hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội; khởi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội…

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số, lĩnh vực an sinh xã hội của thành phố cũng được bảo đảm. Phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, số người tham gia bảo hiểm y tế hơn 7,74 triệu người, đạt tỷ lệ 92,9%.

Lĩnh vực phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới cũng tiếp tục đẩy mạnh; toàn bộ 382 xã và 15/18 huyện, thị xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng thêm 14 xã và 3 huyện so với đầu nhiệm kỳ); 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 82 xã nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu so với đầu nhiệm kỳ).

Công tác quy hoạch được quan tâm, phát triển hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh với việc phê duyệt 4 quy hoạch: Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố; 2 quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống; Quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ… Thành phố cũng đã bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Hoạt động đối ngoại của thành phố tiếp tục được mở rộng, uy tín, vị thế của Thủ đô ngày càng được nâng cao…

Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được chú trọng. Đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô; Dự thảo tổng kết thực hiện Luật Thủ đô và đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô... Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đẩy mạnh. Phát triển văn hóa - xã hội được chú trọng quan tâm, thành phố đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp văn hóa. Triển khai các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo với tổng vốn đầu tư 49.200 tỷ đồng. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kiên trì thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, Hà Nội phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo. Song với sự nỗ lực, truyền thống đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Qua đánh giá, tính đến thời điểm hiện nay, so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, ước tính 9/20 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt vào cuối nhiệm kỳ. Tính đến cuối nhiệm kỳ, ước tính 14/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Song người đứng đầu Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh từ nay đến cuối nhiệm kỳ, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, nền kinh tế có những thách thức, khó khăn do ảnh hưởng của thị trường thế giới... Để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết ở mức cao nhất, Hà Nội tiếp tục kiên trì thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược:

Trước hết, tập trung hoàn thiện thế chế, chính sách phát triển Thủ đô; Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số, trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, hệ thống các cầu vượt sông Hồng, đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường sắt đô thị.

Hà Nội: Nỗ lực phục hồi kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn
Hà Nội kiên trì thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược trong thời gian tới để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, phát triển kinh tế

Về nhân lực, coi nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, hiền tài là nguồn lực cơ bản, mang tính hiệu quả và đột phá nhất. Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm và định hướng phát huy nguồn lực nhân văn của Thủ đô Hà Nội trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô và trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi.

Đối với một số nhiệm vụ cụ thể, trong phát triển kinh tế, thành phố tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, phát triển các mô hình kinh tế mới; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số PCI, tập trung vào các chỉ số thành phần thấp.

Song hành với đó là việc tiếp tục phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, thành phố sẽ tiếp tục xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí…;

Đáng chú ý, Bí thư Thành ủy cũng cho rằng thời gian tới các sở, ngành cần khẩn trương tham mưu các giải pháp đột phá cho các “điểm nghẽn” có tính chủ quan trong chỉ đạo, điều hành giải ngân vốn đầu tư công của các cấp, các ngành. Đặc biệt, có giải pháp cụ thể về phương án điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Trong đó, đánh giá khả năng hấp thụ nguồn vốn 6.159 tỷ đồng bổ sung từ nguồn thu từ sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn và cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thành phố; rà soát nhu cầu điều chỉnh, bổ sung vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố, nhất là Dự án đường Vành đai 4.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: UBND Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1:

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Ở cù lao Ốc, câu chuyện về thầy Đặng Văn Bửu như một "ngọn lửa" của khát khao cống hiến và truyền đi tình yêu, sự yêu thương vô bờ dành cho học trò vùng khó.
Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tối 16/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động