Bất động sản Phát Đạt đứng vững trước thách thức của thị trường "Bắt đáy" bất động sản: Chuyên gia lưu ý gì? |
Theo đó, Quyết định 3195/QĐ-UBND được ban hành căn cứ theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua, xác định chủ trương lớn về “đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị”.
Trong những năm qua, trên địa bàn Thủ đô các hoạt động kinh tế tại khu vực đô thị có nhiều kết quả tích cực, hạ tầng thương mại được chủ trọng, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thị trường bất động sản, chứng khoán, khoa học - công nghệ dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập.
Tại Quyết định số 3195/QĐ-UBND về lĩnh vực bất động sản, TP.Hà Nội yêu cầu phải tăng nguồn cung và kiểm soát đầu cơ bất động sản ở khu vực trung tâm. |
Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, đến năm 2020, khu vực đô thị có 22.934 cơ sở kinh doanh bất động sản ngoài nhà nước, trong đó, một số quận tập trung nhiều cơ sở: quận Cầu Giấy (có 3.600), Thanh Xuân (3.414), Nam Từ Liêm (2.417), Bắc Từ Liêm (2.750), Long Biên (2.680)... thu hút hàng nghìn lao động tham gia, với tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016 - 2020.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân lĩnh vực kinh doanh bất động sản ngoài nhà nước tại các quận: Tây Hồ tăng 38,57%/năm, Long Biên (24,4%/năm), Hà Đông (39,14%/năm), Nam Từ Liêm (18%/năm), Bắc Từ Liêm (10,68%/năm)...
Một số quận có tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản mạnh vào một số năm như: Cầu Giấy tăng 86,90% (năm 2016), Nam Từ Liêm tăng 64,1% (năm 2016), Hoàng Mai tăng 82,35% (năm 2018), quận Long Biên tăng 118,7% (năm 2017, 2018), Hai Bà Trưng tăng 50% (năm 2018), Tây Hồ tăng 95,57% (năm 2019)...
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Một số chỉ tiêu về hạ tầng đô thị như nhà ở, giao thông đô thị, diện tích công viên trên đầu người ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; Hạ tầng đô thị bị quá tải gây nên các hiện tượng tắc nghẽn giao thông, úng ngập và vệ sinh môi trường đô thị; Hạ tầng thương mại khu vực đô thị tồn tại nhiều bất cập, khó khăn.
Trước đó, tại Công văn số 1976/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới đây, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động, kiểm soát những khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản. Yêu cầu này được xem là biện pháp hữu hiệu, ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà đất.
Thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục chứng kiến những đợt sốt đất vượt qua mọi giới hạn của quy luật thực tế. Nếu như trước đây, sốt đất thường chỉ xảy ra ở khu vực có thông tin quy hoạch, xây dựng hạ tầng, thì đến nay, sốt đất đã trở thành món “đặc sản” của mọi nhà đầu tư dẫn đến đỉnh điểm là cơn sốt đất vào đầu năm 2021, xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Điều đáng nói, hiện nay, những đợt sốt đất chỉ xảy ra khi nhà đầu tư chuyên nghiệp rút khỏi khu vực đó, còn lại là “cò” đất, đầu nậu và nhà đầu tư không chuyên nghiệp - những người tiếp cận sau cùng, đã dùng các chiêu trò để thổi giá đất. Trên thực tế, tỷ lệ giao dịch, hấp thụ sản phẩm ở những vùng “nóng” không cao.
Đơn cử, tại huyện Đông Anh, một số khu vực nằm trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng như: Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Hội... giá đất được đồn thổi tăng từ 10 - 30% so với thời điểm cuối năm 2021, bình quân từ 40 - 60 triệu đồng/m2, khu vực vị trí đẹp từ 80 - 150 triệu đồng/m2.
Theo đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh cho biết, từ đầu năm đến nay, xuất hiện nhiều thông tin về việc giá nhà đất trên địa bàn huyện, đặc biệt ở khu vực ven sông Hồng khi TP. Hà Nội phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống. Song qua kiểm soát, tổng hợp thực tế số lượng hồ sơ xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh nhận thấy không có sự gia tăng bất thường.