Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 08:41

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.

Tối ngày 4/11/2024, Bộ Công Thương đã công bố và trao danh hiệu Thương hiệu quốc gia năm 2024 cho 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp trong số hơn 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình đáp ứng hệ thống các tiêu chí của chương trình.

Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150 nghìn tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600 nghìn lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại duy nhất cấp Chính phủ, được Bộ Công Thương chủ trì thực hiện từ năm 2003 nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia qua thương hiệu sản phẩm mạnh. Các sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng 3 tiêu chí cốt lõi: “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong” để đạt danh hiệu này.

Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024. Ảnh: Phương Cúc

Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA vinh dự có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024. Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS và Nền tảng quản trị tài chính nhà nước FinGov được vinh danh nhờ đóng góp vào thành tựu nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số quốc gia.

MISA AMIS là nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện đã và đang hỗ trợ 250.000 doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số với 4 phân hệ: Tài chính - kế toán, marketing - bán hàng, quản trị nhân sự và văn phòng số, đáp ứng mọi quy mô và ngành nghề. Với chi phí thấp - dễ triển khai - nhanh có kết quả, MISA AMIS đặc biệt phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả quản lý.

Đặc biệt, MISA AMIS tích hợp trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA AVA, hỗ trợ lãnh đạo truy vấn và phân tích dữ liệu nhanh chóng, nâng cao hiệu quả quyết định và khả năng cạnh tranh. Là một trong bốn giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc nhất Việt Nam năm 2023, MISA AMIS không chỉ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt mà còn góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế số và đất nước.

Bên cạnh MISA AMIS, nền tảng MISA FinGov cũng được công nhận là Thương hiệu quốc gia. Đây là giải pháp tiên phong thúc đẩy Chính phủ số trong việc quản trị tài chính Nhà nước tại Việt Nam. Tích hợp các nghiệp vụ trên một hệ thống duy nhất, MISA FinGov tự động hóa quy trình ngân sách cho cơ quan nhà nước, giúp tăng 70% năng suất, giảm 80% công sức và 50% chi phí hàng năm, đảm bảo quy trình vận hành trơn tru. Nền tảng còn hỗ trợ quản lý thông tin tài chính tập trung từ cơ quan tài chính đến đơn vị trực thuộc, đóng góp vào cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia. Hiện tại, MISA FinGov đang hỗ trợ chuyển đổi số cho 50.000 đơn vị hành chính tại 63 tỉnh thành.

Ông Lê Hồng Quang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MISA - chia sẻ: "MISA vô cùng tự hào khi hai nền tảng số của công ty được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024. Đây là khẳng định mạnh mẽ về chất lượng, uy tín của các sản phẩm MISA, đồng thời là minh chứng cho vị thế của doanh nghiệp ngày càng được lan tỏa và công nhận trong xã hội".

Với sự công nhận là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, MISA cam kết tiếp tục đổi mới sáng tạo để cung cấp các giải pháp số đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hành trình chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Từ đó, góp phần xây dựng nền kinh tế số vững mạnh và phồn thịnh cho đất nước.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực lớn thúc đẩy kinh tế

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Hơn 13.600 lượt khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 & Aquaculture Vietnam 2024

Sắp diễn ra giao ban Thương vụ với trọng tâm về đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

20 doanh nghiệp Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11