Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 19:47

Hàng Việt chinh phục thị trường khó tính

Thời gian gần đây, nhờ chất lượng được nâng cao, hàng hóa Việt Nam đã liên tục chinh phục các thị trường khó tính.

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp (DN) đã tiên phong đầu tư công nghệ, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu (XK) đến những thị trường khó tính. Tiếp nối sữa tươi organic, sữa đậu nành hạt, mới đây, Vinamilk tiếp tục XK lô sản phẩm cao cấp sữa tươi tiệt trùng chứa tổ yến đầu tiên đi Singapore.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - đánh giá, điểm sáng trong XK những năm vừa qua là hàng hóa Việt Nam không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao khả năng cạnh tranh trên các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Anh...

Vinamilk tiên phong đầu tư công nghệ, hướng tới xuất khẩu đến những thị trường khó tính

Đơn cử, sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết, XK hàng hóa sang khu vực này liên tục có sự tăng trưởng. Chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK sang EU đã đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Dù EU là thị trường rất khó tính, song DN Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, khiến xuất siêu trong 2 tháng đầu năm với thị trường EU là 4 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.

Mới đây, Phòng Sở hữu trí tuệ, Cục Công nghiệp thực phẩm (Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản) đã có thông báo về vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật. Cùng với việc được được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực vào năm 2020, đã mở ra cơ hội cho trái vải thiều gia tăng kim ngạch XK ngay trong niên vụ 2021.

Theo Bộ Công Thương, việc tận dụng cơ hội để XK hàng hóa sang các thị trường khó tính là điểm tích cực, song các thị trường này cũng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa. Đơn cử, thách thức đối với cộng đồng DN là các cam kết thuế quan của EVFTA được xây dựng dựa trên lộ trình. Vì vậy, trong dài hạn, mức thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU sẽ ngày càng ưu đãi hơn chứ chưa thể có một “cú sốc” giảm thuế hay tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch. Ngoài ra, để hiểu đúng, đầy đủ và thực thi có hiệu quả quy tắc xuất xứ trong EVFTA, cộng đồng DN cũng cần thời gian để thích nghi, chuyển đổi quá trình sản xuất, đặc biệt trong nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Ngoài ra, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ...

Hoặc, thị trường Mỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về pháp lý, nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại. Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng nông sản Việt Nam nhưng lại có những tiêu chuẩn cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm… Do đó, trong thời gian tới, DN Việt bắt buộc phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm.... Bên cạnh đó, xây dựng các chuỗi liên kết bền vững để dễ dàng áp dụng công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh số lượng, kiểm soát chất lượng sản phẩm XK, chinh phục tốt các thị trường.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình đào tạo, truyền thông nội dung về xuất xứ hàng hóa, điều kiện tiếp cận thị trường đến DN. Trong đó, thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo, ứng dụng đào tạo trực tuyến để có thể tiếp cận đến nhiều DN.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất