Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hé lộ thân phận giới chủ mỏ vàng Phước Sơn: Ẩn số đại gia Phương Hữu Việt

Trước bờ vực phá sản như mỏ vàng Bồng Miêu, chủ dự án khai thác vàng Phước Sơn vượt "cửa tử" nhờ sự hỗ trợ tận tình của VietABank và đại gia Phương Hữu Việt.
Thanh tra Chính phủ “điểm” loạt sai phạm tại VietABank: Nợ xấu tăng, nhiều rủi ro về thanh khoản Quảng Nam chi gần 19,5 tỷ đồng để đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu Quảng Nam: Không để tái diễn “vàng tặc” tại các khu vực đã tổ chức truy quét, đẩy đuổi

Vẽ lại số phận

Giữa bối cảnh thị trường vàng trong nước chưa ngừng biến động, sự quan tâm của dư luận không chỉ gói gọn trong phạm vị hoạt động của các nhà vàng lừng lẫy như Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji... mà những doanh nghiệp khai thác vàng kín tiếng cũng đang đặc biệt được chú ý tới.

Ở Việt Nam, Phước Sơn (Quảng Nam) là một trong những mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước, thậm chí là có "số má" trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, theo đánh giá của giới quan sát.

Hé lộ thân phận giới chủ mỏ vàng Phước Sơn: Ẩn số đại gia Phương Hữu Việt
Giới chủ mỏ vàng Phước Sơn có mối liên kết chặt chẽ với VietABank và Tập đoàn Đầu tư Việt Phương của đại gia Phương Hữu Việt. (Ảnh minh họa)

Chủ mỏ vàng Phước Sơn là Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (viết tắt là Công ty Phước Sơn), doanh nghiệp ra đời vào tháng 10/2003 trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (UPCoM: MIC) và Công ty New Vietnam Mining Corp (Canada, thành viên của Tập đoàn Besra), trong đó, đa số cổ phần thuộc về nhà đầu tư nước ngoài.

Công ty Phước Sơn có sứ mệnh đầu tư, thực hiện dự án mỏ vàng Phước Sơn - hay còn được biết tới với cái tên mỏ vàng Đăk Sa. Thời hạn hoạt động của dự án là 30 năm kể từ ngày cấp phép đầu tư.

Ít ai ngờ, việc khai thác mỏ vàng Phước Sơn lại gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở nên không lâu khi cho ra mẻ vàng đầu tiên vào năm 2011, Công ty Phước Sơn lâm vào tình trạng báo động về tài chính. Đến cuối năm 2013, đầu 2014, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do thua lỗ và nợ nần.

Khoản nợ thuế gần 400 tỷ đồng khi ấy là nguồn cơn dẫn tới lệnh cưỡng chế thuế của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đối với doanh nghiệp, mặt khác, các chủ nợ khác như nhà băng (tiêu biểu là Ngân hàng TMCP Việt Á - VietABank) và nhiều hộ buôn bán, kinh doanh cũng liên tục gây sức ép lên chủ mỏ vàng Phước Sơn.

Tình cảnh điêu đứng của Công ty Phước Sơn chính là những gì Công ty TNHH Vàng Bồng Miêu, một thành viên khác của Tập đoàn Besra, đơn vị khai thác mỏ vàng Bồng Miêu đang gánh chịu. Cũng nợ nần bết bát nhiều năm, nhưng số phận của chủ mỏ này sớm đã được định đoạt vào năm 2018, bị phá sản và để lại nỗi uất ức cho rất nhiều chủ nợ từ nhà cung cấp, người lao động, nợ bảo hiểm, nợ thuế... với số tiền cả ngàn tỷ đồng.

Giấy phép khai thác khoáng sản của doanh nghiệp tại mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) trước đó hết hạn từ năm 2016. Tại thời điểm cuối năm 2017, chủ đầu tư ghi nhận lỗ lũy kế hơn 1.028 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 966 tỷ đồng, giá trị tài sản còn lại được thẩm định chỉ có 34,8 tỷ đồng.

May mắn hơn Công ty Bồng Miêu, nhà khai thác mỏ vàng Phước Sơn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều bên, hăng hái nhất là VietABank của Chủ tịch Hội đồng quản trị Phương Hữu Việt nên đã "cải tử hoàn sinh". Văn bản công bố hồi tháng 10/2015 cho biết, phía Tập đoàn Besra đã chuyển nhượng 35% vốn cho Công ty Cổ phần Vàng Việt Á (sau đổi tên thành Công ty Cổ phần Vàng Vaco), hạ tỷ lệ sở hữu xuống 50%; 15% còn lại trong tay Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam.

Cần nhắc lại, VietABank, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương hay cá nhân ông Phương Hữu Việt chưa một lần thừa nhận mối quan hệ trên mức đối tác với Công ty Phước Sơn. Tuy nhiên, ông Phương Hữu Việt là cái tên xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của Công ty Vàng Vaco, đồng thời, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương ("sếu đầu đàn" của hệ sinh thái đại gia Phương Hữu Việt) cũng là cổ đông lớn sở hữu vài chục phần trăm cổ phần tại Công ty Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam, tính đến thời điểm hiện tại.

Đặc biệt, tháng 3/2019 chứng kiến sự kiện quan trọng khi Tập đoàn Besra chính thức rút khỏi Công ty Phước Sơn. 50% cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã bất ngờ được chuyển sang cho nữ doanh nhân trẻ sinh năm 1992 - chị Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, khi ấy chỉ 27 tuổi.

Việc nắm mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam khiến dân tình lúc này đổ xô lùng sục tin tức về nữ đại gia Quỳnh Anh, nhưng không có nhiều thông tin xuất hiện trên truyền thông đại chúng, chỉ biết gốc gác của doanh nhân ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh - tình cờ cũng là nơi xuất thân của ông Phương Hữu Việt. Các hoạt động làm ăn của nữ đại gia này cũng gắn chặt với VietABank, sẽ được nhắc đến dưới đây.

Ngược lại thời gian, dấu ấn của ông Phương Hữu Việt tại Công ty Phước Sơn là không thể phủ nhận. Sau khi đặt chân vào bộ máy quản lý của Công ty Phước Sơn, từ tháng 8/2016, VietABank chính thức đứng ra bảo lãnh cho Công ty Phước Sơn trả nợ thuế theo hình thức nộp dần, số tiền khoảng 335 tỷ đồng theo đó được chia làm 11 tháng (bình quân trên dưới 30 tỷ đồng/tháng).

Cùng lúc, sự bảo lãnh thanh toán của VietABank giúp chủ mỏ vàng sửa chữa máy móc, thiết bị, tái khởi động hoạt động khai thác, đưa nhà máy chế biến vàng vận hành trở lại... Từ đó từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu mới.

Ai là chủ mỏ vàng Phước Sơn?

Đi qua những ngày giông bão, thành công vượt "cửa tử", Công ty Phước Sơn sau đó tiếp tục phát triển lớn mạnh, mở rộng quy mô hoạt động, tiêu biểu là tháng 6/2022, doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 1.340 tỷ đồng (gấp 3,35 lần).

Đến nay, ông Phương Hữu Việt đã rời khỏi VietABank nhưng hình bóng của ông tại ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn phai nhạt. Tương tự ở Công ty Phước Sơn, dù trên giấy tờ ông không dính dáng gì nhưng giới tài chính vẫn đồn đoán sức ảnh hưởng của ông tại mỏ vàng trữ lượng lớn nhất nhì đất nước là không nhỏ.

Theo danh sách cổ đông mới nhất của Công ty Phước Sơn cập nhật tháng 6/2022, chị Nguyễn Đắc Quỳnh Anh đã hạ tỷ trọng xuống 24,925% tương đương 334 tỷ đồng; bà Lương Thị Linh (SN 1955) cũng giảm từ 76,448% xuống 22,836% (306 tỷ đồng), đổi lại bà Nguyễn Thị Mừng (SN 1974) thành nữ chủ mới của mỏ vàng Phước Sơn, nắm tới 52,239% (700 tỷ đồng).

Về chị Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, bên cạnh thông tin vừa đề cập, chị còn là chủ của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng công trình Thảo Nguyên, Công ty TNHH Thương mại xây dựng đầu tư AH, Công ty TNHH Thương mại đầu tư tổng hợp Hà Anh, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Phú An Phát... đều có trụ sở ở Hà Nội. Chị Quỳnh Anh có thói quen đem hết cổ phần doanh nghiệp làm tài sản thế chấp cho VietABank tại ba chi nhánh quen mặt là Hoàng Mai, Hà Nội và Hà Đông.

Hé lộ thân phận giới chủ mỏ vàng Phước Sơn: Ẩn số đại gia Phương Hữu Việt
Đến nay, ông Phương Hữu Việt đã rời khỏi VietABank nhưng hình bóng của ông tại ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn phai nhạt. Tương tự ở Công ty Phước Sơn, dù trên giấy tờ ông không dính dáng gì nhưng giới tài chính vẫn đồn đoán sức ảnh hưởng của ông tại mỏ vàng trữ lượng lớn nhất nhì đất nước là không nhỏ. (Ảnh minh họa)

Đây cũng là điểm chung giữa chị Nguyễn Đắc Quỳnh Anh và bà Lương Thị Linh. Chẳng hạn tháng 8/2018, bà Lương Thị Linh cùng chồng là ông Phương Hữu Lĩnh (anh trai ông Phương Hữu Việt) cũng đưa 262.500 cổ phần Công ty Cổ phần Ngọn Hải Đăng cho VietABank - Chi nhánh Hà Nội làm tài sản bảo đảm cho một giao dịch tín dụng.

Doanh nghiệp này là chủ dự án Khu du lịch Ngọn Hải Đăng ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Có quy mô cả chục hecta nhưng chỉ là dự án "bánh vẽ" vi phạm tiến độ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, gây lãng phí đất đai, bức xúc trong dư luận, đã bị chính quyền tỉnh "bêu tên" hồi tháng 10/2022. Xuất hiện trong nhóm cổ đông Công ty Ngọn Hải Đăng, còn có bà Phương Minh Huệ - Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư Việt Phương, cựu Thành viên Hội đồng quản trị VietABank.

Không ngoại lệ, người giữ 52,239% mỏ vàng Phước Sơn - bà Nguyễn Thị Mừng cũng có liên hệ sâu sắc tới VietABank. Bà là người đại diện, chủ của Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư Đông Dương, pháp nhân từng được nhắc tới nhiều lần trên truyền thông khi có khoản nợ phải trả 810 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần SAM Holdings (HOSE: SAM). Nhưng không nhiều người biết rằng, toàn bộ cổ phần tại Công ty Đông Dương của bà Mừng đang nằm trong "két" của VietABank - Chi nhánh Hà Nội từ tháng 9/2022, dưới dạng tài sản thế chấp...

Vẫn theo tài liệu của Vuasanca , phần vốn góp của chị Nguyễn Đắc Quỳnh Anh hay bà Nguyễn Thị Mừng đều xuất phát từ khoản nợ trước đó cho Công ty Phước Sơn vay. Việc chuyển đổi nợ thành vốn góp là phương án giải quyết nợ được hai bên thống nhất theo biên bản thỏa thuận số 01/2022/TT/PS-CN và số 02/2022/TT/PS-CN ngày 21/6/2022.

Còn đó những nỗi lo

Ngày 24/1/2024, Công ty Phước Sơn đón tin vui khi UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Khoáng sản Việt Nam về việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản tại các khu vực Bãi Gõ, Bãi Đất - mỏ vàng Đăk Sa của doanh nghiệp.

Tỉnh Quảng Nam thống nhất với đề nghị của Công ty Phước Sơn về việc xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản vàng gốc tại các khu vực Bãi Gõ, Bãi Đất - mỏ vàng Đăk Sa với thời gian đề nghị gia hạn là 8 tháng để hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công khai thác mỏ, lập hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và có thời gian khai thác hết trữ lượng quặng còn lại tại mỏ...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam khẳng định, Công ty Phước Sơn đã cơ bản chấp hành đúng các quy định pháp luật, đến ngày 20/12/2023, công ty không có nợ thuế (theo xác nhận của Cục Thuế tỉnh). Trong giai đoạn thị trường vàng đang tăng hồ hởi, đây là cơ hội hiếm có đối với Công ty Phước Sơn, mang tới kỳ vọng lớn cho doanh nghiệp.

Song, Công ty Phước Sơn vẫn còn đó những nỗi lo về tài chính. Số vốn góp của cổ đông (1.340 tỷ đồng), tính đến cuối năm 2023 chỉ còn lại 201 tỷ đồng, do khoản lỗ lũy kế 1.138 tỷ đồng gần như "nuốt chửng" vốn chủ sở hữu.

Mặc dù doanh nghiệp đang có những nỗ lực đáng ghi nhận các năm trở lại đây, bắt đầu báo lãi trở lại từ năm 2021 (215 tỷ đồng), 2022 (177 tỷ đồng) và 2023 (50,8 tỷ đồng), nhưng hành trình "vá lỗ" có thể kéo dài đến thập kỷ kế tiếp nếu dựa vào mức thu nhập bình quân 3 năm gần nhất (lãi ròng khoảng 150 tỷ đồng/năm).

Điểm sáng là trong khối nợ phải trả 553 tỷ đồng (cao gấp 2,75 lần vốn chủ sở hữu), các chủ nợ đều là người quen, có quan hệ nhất định với doanh nghiệp nên quá trình thương lượng sẽ dễ dàng hơn, áp lực trả nợ qua đó giảm tải so với giai đoạn khi tái cấu trúc.

Chẳng hạn như chị Nguyễn Đắc Quỳnh Anh đang cho doanh nghiệp nợ khoảng 130 tỷ đồng, bà Phương Minh Huệ, ông Trần Văn Hải, Công ty Vàng Vaco... Ngoài ra, doanh thu của họ đang dần được cải thiện, lần lượt đạt 201 tỷ đồng (2020), 497 tỷ đồng (2021), 747 tỷ đồng (2022) và 700 tỷ đồng (2023).

Hoa Đông
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường vàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Bên cạnh việc chỉ đạo khắc phục bão số 3, Tập đoàn và Công đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) còn kịp thời hỗ trợ các gia đình công nhân bị thiệt hại.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi
MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.
Đồng Tâm Group và CS Wind hợp tác xây dựng nhà máy điện gió 200 triệu USD

Đồng Tâm Group và CS Wind hợp tác xây dựng nhà máy điện gió 200 triệu USD

Đồng Tâm Group và Tập đoàn CS Wind hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 200 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

Xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

Tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO vừa xuất khẩu lô body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Kia Ấn Độ.
Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng

Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - “lấy con người làm cốt lõi cho các hoạt động và sự phát triển của hệ thống Ngân hàng”
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Hà Nội và là cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại
Ngành than khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất sau bão số 3

Ngành than khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất sau bão số 3

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất sau bão số 3.
Chủ tịch HĐTV Vinachem làm việc với các doanh nghiệp phân bón về khắc phục hậu quả sau bão

Chủ tịch HĐTV Vinachem làm việc với các doanh nghiệp phân bón về khắc phục hậu quả sau bão

Một số doanh nghiệp ngành phân bón thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đến chiều ngày 9/9 đã đi vào sản xuất ổn định.
Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Đến sáng 9/9, hầu hết các cửa hàng xăng dầu Petrolimex tại TP.Hải Phòng và Quảng Ninh, những địa phương chịu thiệt hại sau bão Yagi đã hoạt động trở lại.
Sập cầu Phong Châu: Một nhà thầu từng tham gia sửa chữa lên tiếng

Sập cầu Phong Châu: Một nhà thầu từng tham gia sửa chữa lên tiếng

Tháng 4/2023, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt được Sở Giao thông vận tải Phú Thọ chọn làm nhà thầu sửa chữa cây cầu Phong Châu.
DELTA Group cất nóc dự án Sentosa Sky Park – Dấu mốc vàng của công trình mang chất sống chuẩn Singapore

DELTA Group cất nóc dự án Sentosa Sky Park – Dấu mốc vàng của công trình mang chất sống chuẩn Singapore

Ghi dấu ấn ở nhiều công trình xây dựng lớn trên cả nước, gần đây tại Hải Phòng Tổng thầu DELTA tiếp tục thi công công trình dự án Sentosa Sky Park.
Thị trường M&A bước vào mùa sôi động

Thị trường M&A bước vào mùa sôi động

Sau những tháng đầu năm diễn biến ảm đạm, thị trường M&A Việt Nam những tháng cuối năm đang có tín hiệu khởi sắc, với nhiều thương vụ đình đám.
Việt Nam sẽ tắt sóng 2G vào tuần tới, người dùng điện thoại tiền tỷ đời cũ phản ứng ra sao?

Việt Nam sẽ tắt sóng 2G vào tuần tới, người dùng điện thoại tiền tỷ đời cũ phản ứng ra sao?

Chỉ còn 1 tuần nữa, điện thoại chạy sóng 2G chính thức trở thành “cục gạch”, kể cả dòng Signature S xa xỉ của Vertu. Người dùng điện thoại đời cũ bất "quay xe".
Doanh nghiệp phân bón khắc phục nhanh hậu quả sau bão, ổn định sản xuất

Doanh nghiệp phân bón khắc phục nhanh hậu quả sau bão, ổn định sản xuất

Đến chiều ngày 8/9, một số doanh nghiệp ngành phân bón đã tổ chức sản xuất ổn định, khẩn trương khắc phục mọi hậu quả sau bão.
Giảm chi phí không chính thức, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân hoạt động

Giảm chi phí không chính thức, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân hoạt động

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân hoạt động.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vừa có chỉ đạo các Công ty Điện lực trực thuộc huy động mọi nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ các điện lực bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ariston ra mắt bình nước nóng Slim3 mở ra kỷ nguyên thông minh trong không gian phòng tắm

Ariston ra mắt bình nước nóng Slim3 mở ra kỷ nguyên thông minh trong không gian phòng tắm

Ariston tái xuất đường đua bình nước nóng gián tiếp với Ariston Slim3 với thiết kế đậm chất Ý và nhiều tính năng đột phá dẫn đầu thị trường.
PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc

PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc, mở rộng bản đồ cung ứng LNG trên toàn quốc.
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân Lào

Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân Lào

Công ty PHAIBOUN TRAIDING IM&EX Co. Ltd. và Công ty Cổ phần Bình Điền - Quảng Trị ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KHKT
PC Quảng Ninh: Đảm bảo cung cấp điện cho năm học mới 2024 – 2025

PC Quảng Ninh: Đảm bảo cung cấp điện cho năm học mới 2024 – 2025

PC Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng các phương án với mục tiêu cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và đạt chất lượng cao nhất cho năm học mới 2024-2025.
8 tháng năm 2024: Gần 110,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

8 tháng năm 2024: Gần 110,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 994,7 nghìn tỷ đồng.
TKV chủ động triển khai phương án ứng phó bão số 3

TKV chủ động triển khai phương án ứng phó bão số 3

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 có nguy cơ đổ bộ vào Quảng Ninh, ngày 5/9, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tại đơn vị.
GIZ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

GIZ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

GIZ đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, như dệt may, chế biến nông sản, lâm nghiệp… trong quá trình chuyển đổi số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động