Số hóa đã khiến cho mọi hoạt động của đời sống kinh tế được dữ liệu hóa, tạo ra một lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày và sinh sôi không ngừng nghỉ. Tuy vậy, tình trạng dữ liệu lộn xộn, mắc kẹt trong các hệ thống cũ, hay lượng lớn dữ liệu được tạo ra tại biên mạng vượt quá khả năng xử lý, dẫn đến rắc rối khi di chuyển qua lại giữa các môi trường khác nhau, là một trong các nguyên nhân chính kéo chân doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số. Để khai thác hiệu quả, các nhà quản trị phải đảm bảo tính kết nối của dữ liệu, tuân thủ và bảo mật theo cách hiệu quả và tối ưu nhất về chi phí. Nó cũng yêu cầu các nền tảng, khả năng cũng như các dịch vụ đi kèm để xây dựng một mô hình cho phép các hệ thống và ứng dụng nhanh chóng kết nối và giao tiếp, để các tổ chức có thể quản lý, bảo vệ và tận dụng tất cả dữ liệu của họ, từ biên mạng đến đám mây.
Tại sự kiện trực tuyến “HPE INNOVATION SUMMIT - Fast-forward with Data-first modernization” do HPE và Intel, Redhat tổ chức ngày 12/1 vừa qua, các chuyên gia của HPE đã giới thiệu tới các nhà quản trị doanh nghiệp về chiến lược để hiện đại hóa và tăng tốc mở khóa dữ liệu. Chiến lược ngay lúc này đó là thực hiện song song việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đồng thời xây dựng nền tảng dữ liệu và phân tích đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai mà vẫn tối ưu hóa về mặt chi phí.
Theo đó, HPE đang giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các khả năng chính để đẩy nhanh việc áp dụng các mô hình điều hành đám mây hiệu quả cho mọi môi trường bằng cách cung cấp các giải pháp hàng đầu trong ngành cho các dịch vụ đám mây tại chỗ với nền tảng HPE GreenLake từ biên mạng tới đám mây. Các dịch vụ này giúp doanh nghiệp có thể sử dụng một trung tâm dữ liệu hiện đại trên đám mây, bao gồm dịch vụ hỗ trợ lưu trữ, máy chủ với các năng lực tính toán (compute), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, điện toán hiệu năng cao (HPC) và quản lý ứng dụng container,…. cho phép các tổ chức chạy liền mạch bất kỳ loại ứng dụng nào và mở rộng quy mô khi có nhu cầu.
Với HPE GreenLake, khách hàng có thể áp dụng môi trường đám mây ở bất cứ đâu đồng thời giảm thiểu rủi ro bằng cách cung cấp sự linh hoạt và đơn giản của đám mây, nhưng với khả năng quản trị, tuân thủ và khả năng hiển thị của môi trường tại chỗ và với chi phí tối ưu theo nhu cầu sử dụng thực tế của doanh nghiệp
Thực tế, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng là một kế hoạch lâu dài, bởi phần nhiều doanh nghiệp vẫn còn muốn tận dụng cơ sở vật chất của các hệ thống đã trang bị trước đó nhằm đảm bảo chi phí. Thấu hiểu mong muốn này, HPE cùng Intel đã đưa ra thị trường các giải pháp đa dạng, tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp. Có thể kể tới danh mục hạ tầng điện toán toán diện với thế hệ máy chủ mới nhất HPE ProLiant Gen10 Plus hay các công nghệ lưu trữ dữ liệu mới được giới thiệu trên thị trường như HPE Alletra, HPE Data Services Cloud Console.
Không chỉ thế, HPE cũng giới thiệu ra thị trường giải pháp HPE Ezmeral - giải pháp chuyển đổi số tương lai đối với mọi tổ chức ở mọi quy mô trên thế giới, được biết đến như một nền tảng phần mềm mở, hợp nhất và đột phá. Triển khai HPE Ezmeral đem đến cách tiếp cận toàn diện hơn về quản lý dữ liệu, ứng dụng và hoạt động để hỗ trợ các ứng dụng AI/ML và Big Data. Giải pháp này cũng được Gartner công nhận là một trong những giải pháp tương lai trong báo cáo Cloud Market View 2020-2021.