Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 09:43

Hoà Bình: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 22/1, tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự lễ công bố, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Phát biểu tại lễ công bố, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình cho biết, Hòa Bình có vị trí chiến lược, nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Đông, là cực tăng trưởng của tiểu vùng phía Tây gồm Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên thuộc Vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình khẳng định, Hòa Bình luôn xác định công tác xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa hết sức quan trọng và phải đi trước một bước. Đây là công cụ cần thiết để hoạch định, quản lý, điều hành thống nhất, xuyên suốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực, cũng như phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh.

Sau thời gian rà soát, chuẩn bị công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao những nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hòa Bình trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Khẳng định Hoà Bình hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội để biến mục tiêu đến năm 2030 đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc thành hiện thực.

Quy hoạch tỉnh Hoà Bình được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh; cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quy hoạch chung cả nước.

Quy hoạch này thể hiện khát vọng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hoà Bình trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm dịch vụ du lịch và công nghiệp chế biến, chế tạo hàng đầu của vùng; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là văn hóa Mường và nền văn hóa Hòa Bình được giữ gìn, bảo tồn và phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Hoà Bình khẩn trương xây dựng hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch. Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, chuyên ngành, phân khu bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.

Đồng thời, công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch, quảng bá xúc tiến để thu hút các nguồn lực xã hội; đặc biệt là để Nhân dân thực hiện quyền giám sát việc thực thi các quy hoạch và quan trọng hơn là để các nhà đầu tư có thể tiếp cận và tiếp tục cụ thể hóa các quy hoạch không gian này thông qua các chương trình, dự án được phê duyệt.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại