Hóa giải “bài toán” phát triển và môi trường
Tuyến đường Phạm Văn Đồng - Hà Nội |
Nói ngắn gọn, cả hai vụ việc trên đều đến một vấn đề là phát triển và môi trường. Tuy nhiên, do góc nhìn khác nhau dẫn đến mâu thuẫn. Một luồng ý kiến cho rằng cần phải bảo vệ tài nguyên, môi trường để tránh những hệ lụy cho nền kinh tế, sức khỏe con người sau này. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, nếu cứ giữ như hiện tại, sẽ khó có sự phát triển. Lập luận nào cũng có lý mà theo cách hiểu hẹp, trong đó hàm chứa cả sự “hy sinh” theo kiểu “được cái nọ mất cái kia”.
Trên thực tế, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, môi trường và phát triển là hai mặt của một vấn đề, không đối kháng theo kiểu loại trừ như đã đề cập ở trên. Nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai trên quan điểm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Việc được sống trong xã hội phát triển, giàu có, dân chủ, văn minh, tiện lợi và cả môi trường trong lành không chỉ là nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của người dân mà cũng là mục tiêu, nhiệm vụ của bất cứ nhà nước nào. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích và tìm mẫu số chung trong sự đồng thuận lại chẳng dễ dàng gì. Đặc biệt trong thời gian qua, nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam phát triển nhanh, trong một số trường hợp, thiếu sự quản lý giám sát nên đã để lại hệ lụy về môi trường. Dường như cái tồn tại, yếu kém đó đã tác động quá lớn vào ý thức của người dân khiến cộng đồng quên mất khái niệm phát triển bền vững, nhường chỗ cho sức nóng của dư luận số đông.
Quay trở lại hai vụ việc nêu trên, tin chắc rằng chính quyền TP. Hà Nội và Đà Nẵng đã bám sát quan điểm phát triển bền vững. Vấn đề ở đây là cần làm rõ hơn, chi tiết hơn câu hỏi tại sao phải như vậy? Và cần công khai, minh bạch thông tin về lợi ích, tác hại như thế nào đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường; quản lý, thực thi như thế nào sao cho hiệu quả, tránh lãng phí, không có vấn đề “lợi ích nhóm”. Bởi suy cho cùng, lợi ích của địa phương, đất nước cũng là lợi ích của nhân dân.