Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 07:27

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo

Ngành lúa gạo không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn là ngành hàng xuất khẩu quan trọng.

Do vậy, việc hóa giải những điểm nghẽn sẽ giúp ngành lúa gạo khẳng định vị thế và cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường thế giới.

Khẳng định giá trị gạo Việt

Theo đánh giá của giới chuyên gia, 5-7 năm trước đây, Việt Nam xuất khẩu gạo phụ thuộc vào Philippines, Indonesia bởi các thị trường này thường có nhu cầu lớn về gạo phẩm cấp thấp, trung bình. Tuy vậy mấy năm trở lại đây, khi Philippines chuyển đổi sang cơ chế nhập khẩu tư nhân thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng thích ứng dần khi sản xuất được gạo phẩm cấp cao hơn.

Chất lượng gạo Việt nga ỳ càng được nâng cao

Ông Phạm Quang Diệu - Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, Công ty Agromonitor chỉ ra: Gạo IR50404 từng chiếm 30-40% cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng hiện tại đã xuống dưới 10%, điều này cho thấy cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu phẩm cấp thấp và phẩm cấp cao của Việt Nam đảo ngược hoàn toàn. Đáng chú ý, các loại gạo thơm cao cấp mới của Việt Nam đang khiến thương nhân Thái Lan lo ngại không chỉ vì chất lượng mà còn có giá cao hơn gạo nước này. Ngoài ra, gạo nếp Việt Nam cũng là câu chuyện thần kỳ khi tổng khối lượng xuất khẩu nếp thế giới là 600-700 nghìn tấn, thì riêng Việt Nam đang chiếm 70-80%.

Theo nhận định của ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng giám đốc Tân Long Group, so với đối thủ Thái Lan, các giống gạo của Việt Nam đa dạng hơn, nhiều chủng giống mà Thái Lan, Campuchia không có nên có thể cạnh tranh sòng phẳng với Thái Lan ở thị trường Philippines. Đối với gạo cấp cao hơn xuất sang thị trường châu Âu, gạo của Việt Nam cũng đang có vị thế rất tốt khi một số loại như Jasmine, ST24, ST25 không đủ bán…

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam(VFA) - cho biết, Việt Nam đang làm rất tốt vì chúng ta không chỉ có thị trường mà còn có những loại gạo cạnh tranh như DT8, ST… đây là những sản phẩm mà Thái Lan không có.

Những điểm nghẽn cần tháo gỡ

Dù đạt kết quả khả quan song nhìn vào số liệu thống kê xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam dù vẫn đạt gần 2,77 triệu tấn gạo (tăng 6,6%) nhưng giá trị lại giảm 4% khi đạt 1,35 tỷ USD. Với việc giảm 4% về giá trị, các chuyên gia cho rằng, gạo Việt đang có một số điểm nghẽn về chi phí logistics, chất lượng hạt gạo cũng như cách xây dựng thương hiệu, dẫn tới giá trị chưa cao và giảm sức cạnh tranh.

Cụ thể, ông Balachandra Prashanth - Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Công ty Bühler Asia Vietnam - cho hay, gạo Việt theo tính mùa vụ, không phải tháng nào cũng sản xuất mà 3-4 tháng có mùa vụ mới. Chưa kể chất lượng gạo không đồng đều bởi cách xử lý sau thu hoạch chưa sử dụng công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, cần áp dụng công nghệ trong lưu trữ, xử lý sản phẩm nhằm mang lại chất lượng hạt gạo tốt nhất.

Bên cạnh điểm nghẽn trên, theo bà Bùi Kim Thùy - Chuyên gia hội nhập, Hội đồng kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ, khâu khó nhất, ít người làm nhất là làm thương hiệu và rất ít doanh nghiệp Việt xuất khẩu sử dụng thương hiệu chính mình. Đây là điểm mà chúng ta cần khắc phục. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến phòng vệ thương mại vì khi xuất khẩu gạo số lượng lớn, trong thời gian ngắn vào một thị trường nào đó, Việt Nam có thể chịu nhiều rủi ro về thuế quan.

Đối với nội tại từ chính các doanh nghiệp, theo ông Đỗ Hà Nam, doanh nghiệp Việt hiện cũng còn hình thức cạnh tranh hợp đồng của nhau, tranh thủ bán hàng sớm, giá thấp làm cho cạnh tranh nội bộ doanh nghiệp gay gắt hơn.

Cùng với đó, câu chuyện chi phí logisticscũng là vấn đề mà doanh nghiệp lúa gạo đang quan tâm. Theo đó, nếu chỉ nội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì chi phí tương đối thấp, tuy nhiên, khi vận chuyển đến miền Đông phải kết hợp cả thủy bộ, chi phí tăng thêm 300 - 400 đồng/tấn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro vì không đặt được hoặc phải chờ container, khiến chi phí tăng đột biến 1-2 USD mỗi container.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp nên đầu tư vận chuyển bằng đường sông để tối ưu chi phí, đồng thời cần xây dựng cảng trung chuyển bằng cách kêu gọi doanh nghiệp lớn, để cho một số doanh nghiệp lớn thực hiện.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD