Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 20/11/2024 21:13

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 24/4/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phảm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Trong vụ việc này, mặt hàng nói trên từ cả 4 nước đều bị đề nghị điều tra cả chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Theo đó, sản phẩm bị đề nghị điều tra là một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc mã HS 8501.61.0000, 8507.20.80, 8541.42.0010, và 8541.43.0010; mã vụ việc là A-552-841và C-552-842. Nguyên đơn là Liên minh Ủy ban Thương mại sản xuất năng lượng mặt trời Hoa Kỳ. Ngày nhận đơn là 24/4/2024.

Theo thông báo, nguyên đơn nêu tên khoảng 60 công ty của Việt Nam. Thời kỳ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đề xuất là năm 2023; Thời kỳ điều tra thiệt hại đề xuất 3 năm (2021-2023).

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, năm 2023, theo số liệu hải quan Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2023 là 4,2 tỷ USD. Theo đó, mặt hàng này xuất khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng 26% trong tổng nhập khẩu pin năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ (cao nhất trong số những nước cáo buộc).

Biên độ chống bán phá giá bị cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là 271,45% (cao nhất trong 4 nước bị cáo buộc). Theo Cục Phòng vệ thương mại, do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.

Đồng thời, trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất pin mặt trời. Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc.

Về cáo buộc trợ cấp, nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu pin mặt trời Việt Nam đã nhận được 31 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Các chương trình trợ cấp bị cáo buộc thuộc các nhóm sau:

Nhóm các chương trình cho vay: gồm các chương trình cho vay ưu đãi, bao thanh toán, bảo lãnh xuất khẩu với lãi suất, cho vay ưu đãi “tín dụng xanh” của 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn có vốn nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV) do các ngân hàng này chịu sự can thiệp của Chính phủ; chương trình tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và các chương trình hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Nhóm các chương trình ưu đãi thuế: Gồm các chương trình về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư mới, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho dự án năng lượng mặt trời, chương trình khấu hao hanh, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu vào khu công nghiệp, miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất và nằm trong khu chế xuất;

Nhóm các chương trình ưu đãi về đất: gồm các chương trình miễn giảm tiền thuê/thuế hoặc phí sử dụng đất và mặt nước cho các ngành được khuyến khích, doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ưu đãi về đất cho các dự án năng lượng mặt trời; Chương trình tài trợ: gồm các chương trình tài trợ xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư. Cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi: gồm các chương trình cung cấp các tiện ích điện, nước và các tiện ích khác cho doanh nghiệp với mức giá ưu đãi.

Hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Trung Quốc trong Sáng kiến Một vành đai - Một con đường và nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc có giá thấp hơn giá thông thường, nguyên đơn đề nghị áp dụng quy định mới mới về trợ cấp xuyên quốc gia của Hoa Kỳ (có hiệu lực từ ngày 24/4/2024). Theo đó, nguyên đơn cáo buộc các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Việt Nam cũng được hưởng lợi từ trợ cấp xuyên quốc gia của chính phủ Trung Quốc.

Theo quy định điều tra của Hoa Kỳ, có 2 cơ quan tham gia trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Trong đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra về hành vi bán phá giá và trợ cấp và chịu trách nhiệm chung về kết quả điều tra trong khi Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) chịu trách nhiệm đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Sản phẩm chỉ bị áp thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá nếu cả 2 cơ quan đều ban hành kết luận khẳng định. Nếu như trong vụ việc chống bán phá giá, chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu là đối tượng bị điều tra thì trong vụ việc chống trợ cấp, Chính phủ cũng là đối tượng bị điều tra.

Vụ việc điều tra sẽ được tiến hành 7 bước.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, sản phẩm pin năng lượng mặt trời hiện cũng đang bị Hoa Kỳ áp thuế tự vệ và thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc. Vì vậy, để chuẩn bị ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra của Hoa Kỳ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.

Đồng thời, chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (//access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng