Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hội Mùa vàng ở Đông Bắc là dịp tôn vinh cảnh sắc ruộng bậc thang mùa lúa chín và văn hóa dân tộc, thu hút du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Sắp diễn ra lễ hội "Mùa vàng vùng cao Đại Dực" tại Quảng Ninh Quảng Ninh: Sắp diễn ra Hội Mùa vàng vùng cao biên giới Bình Liêu Sắp diễn ra “Lễ hội mùa vàng – Làng nhà rêu” Xà Phìn 2023

Mỗi năm, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, lúa trên những thửa ruộng bậc thang các triền núi Đông Bắc bắt đầu chín vàng rực rỡ, cũng là lúc người dân nơi đây tổ chức Hội Mùa vàng – một lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa của các dân tộc vùng cao.

Tại Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), huyện miền núi nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, Hội Mùa vàng năm 2024 đã được tổ chức với quy mô lớn và chuỗi hoạt động phong phú, thời gian kéo dài và không gian rộng mở hơn so với những năm trước. Lễ hội bắt đầu bằng chương trình khai mạc của Tuần Văn hóa Du lịch huyện Bình Liêu, tạo dấu ấn mạnh mẽ với các hoạt động văn hóa đa dạng. Buổi khai mạc bao gồm một chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia của gần 200 diễn viên chuyên nghiệp và nghệ nhân dân gian. Các tiết mục nghệ thuật giới thiệu đến khán giả những giá trị văn hóa truyền thống, các sản phẩm du lịch địa phương, những nét độc đáo trong ẩm thực, cùng các hoạt động lễ hội văn hóa và thể thao của đồng bào các dân tộc.

Mặc dù thời gian luyện tập gấp rút, nhưng tinh thần của các nghệ sĩ, diễn viên và nghệ nhân dân gian rất cao. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Viên, dân tộc Tày ở khu Nà Làng, thị trấn Bình Liêu, chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi được tham gia biểu diễn trong chương trình. Trước đó, tôi và các diễn viên đã cố gắng thu xếp công việc gia đình để dành thời gian tập luyện, mong mang đến cho khán giả những tiết mục hay và ý nghĩa nhất”.

Tái hiện lễ cầu mùa của người Sán Chỉ.
Hội Mùa vàng Đông Bắc mang nhiều ý nghĩa truyền thống, trong đó, có việc tái hiện lễ cầu mùa của người Sán Chỉ. Ảnh: quangninh.gov.vn

Sau buổi khai mạc, Hội Mùa vàng tiếp tục diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc kéo dài trong suốt tháng 10 và 11. Các hoạt động nổi bật bao gồm: trải nghiệm “Lễ mừng cơm mới”, tái hiện màn lễ rước sắc phong trong Lễ hội đình Lục Nà, giải bóng đá nữ các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, hội thi thể thao dành cho các dân tộc thiểu số, giải leo núi chinh phục “Sống lưng khủng long” - một địa danh nổi tiếng tại Bình Liêu. Đặc biệt, festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” mang đến cho du khách trải nghiệm ngắm nhìn những cánh đồng lúa vàng óng từ trên cao, một góc nhìn mới đầy hứng khởi và thu hút.

Cùng với đó, du khách còn có cơ hội thưởng thức các màn trình diễn văn hóa đặc sắc như hát Then đàn tính của người Tày, hát Sán cố của người Dao Thanh Phán, giúp người tham dự thêm hiểu và trân trọng văn hóa bản địa. Mùa lúa chín là thời điểm đẹp nhất trong năm, khi sắc vàng của ruộng bậc thang không chỉ tạo nên một cảnh quan quyến rũ mà còn là tín hiệu báo mùa vụ bội thu, báo hiệu sự no ấm cho người dân. Bên cạnh đó, tiết trời mùa thu ở Bình Liêu vào thời gian này se lạnh, mát mẻ vào ban ngày và đêm, mang lại sự dễ chịu cho du khách đến trải nghiệm và tham gia các hoạt động ngoài trời.

Hội Mùa vàng không chỉ là dịp để quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên của Bình Liêu, mà còn là một chiến lược kích cầu du lịch hiệu quả, thu hút du khách trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Hà Hải, Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hòn Gai, nhận định: “Du khách ngày càng ưa chuộng những điểm đến có sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo. Những năm gần đây, chương trình Hội Mùa vàng ngày càng được đầu tư bài bản hơn, trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc của Bình Liêu, tạo ra tiềm năng kinh tế lớn cho địa phương”.

So với Bình Liêu, Hội Mùa vàng tại Tiên Yên tuy có quy mô nhỏ hơn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Lễ hội này chủ yếu được tổ chức tại xã Đại Dực, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Sán Chỉ. Đến với Đại Dực, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vàng óng, hòa mình vào không gian văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động như thưởng thức điệu Soóng cọ đặc trưng, tái hiện các nghi lễ truyền thống như “Lễ cầu mùa” và trải nghiệm các hoạt động thể thao dân tộc.

Màn hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ trong chương trình khai hội mùa vàng của huyện Tiên Yên tại xã Đại Dực.
Màn hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ trong chương trình khai mạc Hội Mùa vàng của huyện Tiên Yên tại xã Đại Dực. Ảnh: quangninh.gov.vn

Bên cạnh đó, du khách còn được tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng, khám phá các nhà gạch đất - nét kiến trúc độc đáo của người dân địa phương. Các màn biểu diễn múa Tắc Xình của người Sán Chay, bao gồm hai nhóm Sán Chỉ và Cao Lan, cũng là điểm nhấn đáng chú ý, mang đến cho người xem trải nghiệm sống động về văn hóa vùng cao.

Hội Mùa vàng ở cả Bình Liêu và Tiên Yên đều có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đương đại. Lễ hội không chỉ là dịp để tôn vinh thiên nhiên tươi đẹp mà còn truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Hội Mùa vàng thể hiện niềm tự hào về phong cảnh quê hương, ngợi ca tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người dân vùng cao. Đồng thời, lễ hội còn giúp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

Không dừng lại ở giá trị văn hóa, chuỗi sự kiện Hội Mùa vàng còn tạo điều kiện phát triển tiềm năng du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống người dân. Với những nét đặc sắc về cảnh quan và văn hóa, Hội Mùa vàng ngày càng trở thành sự kiện nổi bật, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và trải nghiệm, qua đó khẳng định Bình Liêu và Tiên Yên là những điểm đến lý tưởng cho các hoạt động du lịch văn hóa và sinh thái tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

Thuỳ Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hoạt động du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh đã và đang chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, phát triển du lịch bền vững, qua đó nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như hồ chứa nước Bộc Nguyên, Thượng Sông Trí, Khe Xai đã đồng loạt xả tràn.
Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.
Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định 48/2024/QĐ-UBND, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có hiệu lực từ ngày 6/11.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép các doanh nghiệp đã trúng thầu thực hiện quản lý chợ theo hợp đồng đã ký, hết thời hạn thì bàn giao lại cho địa phương.
Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 10 tháng năm 2024 ước đạt 67,4% kế hoạch năm.
Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Dự kiến đến ngày 30/6/2025, sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc nhượng quyền thương hiệu V-GREEN được Vasia đầu tư và đưa vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong 10 tháng của năm 2024, tỉnh Bắc Ninh thu hút được 350 dự án FDI, tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Tháng 10/2024, hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục tăng so với tháng trước.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Trong mức tăng 0,55% của chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10/2024 so với tháng trước của Nam Định, có 7 nhóm hàng tăng giá.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 172 đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp từ 1/12/2024.
Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Năm 2010, tỉnh Quảng Ninh bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Với cách làm riêng và sáng tạo, chương trình đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét.
Ngổn ngang

Ngổn ngang 'núi bùn đất' khi lũ lụt đi qua tại rốn lũ Lệ Thuỷ

Ngoài việc làm hư hại nhiều tài sản với ước tính lên tới 300 tỷ đồng, lũ lụt đã để lại lượng lớn bùn đất và rác thải tại rốn lũ Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Trong tuần qua (từ 28/10 - 2/11), 8 tỉnh, thành phố phía Nam đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các sở, ban, ngành.
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu hồi gần 240 tỷ đồng bằng biện pháp cưỡng chế

Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu hồi gần 240 tỷ đồng bằng biện pháp cưỡng chế

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) đã thu hồi hơn 237 tỷ đồng tiền nợ thuế bằng biện pháp cưỡng chế dừng thủ tục hải quan.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động