Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 12:27

Hoàn thiện chính sách, pháp luật nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước nguy cơ hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh (trợ cấp, bán phá giá). Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” và Dự thảo Thông tư hướng dẫn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) về phòng vệ thương mại.

Liên quan đến phòng vệ thương mại, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất ngoại lớn, song chúng ta cũng phải mở cửa thị trường cho hàng hóa các đối tác bên ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngành sản xuất trong nước. Trong đó, không loại trừ có những sản phẩm hàng hóa nước ngoài được bán vào thị trường Việt Nam dưới hình thức cạnh tranh không lành mạnh (trợ cấp, hoặc bán phá giá), gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.

Theo thông lệ quốc tế, trong trường hợp nêu trên, các nước có quyền sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp…) để hạn chế việc hàng hóa từ nước ngoài bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường nội địa để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, phù hợp với các qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế cho phép.

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại giới thiệu Đề án Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại... Ảnh NQ

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nguy cơ hàng hóa hóa nhập khẩu từ bên ngoài cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn, thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước là hiện hữu. Để hạn chế nguy cơ này, các công cụ phòng vệ thương mại cần được sử dụng nhằm hạn chế việc hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước, qua đó bảo vệ ngành sản xuất nội địa là quan trọng.

Để sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, giữ môi trường kinh doanh cạnh tranh song phẳng, công bằng, minh bạch trong bối cảnh hội nhập, phù hợp với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế, tại Hội thảo “Phòng vệ thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập”, do Bộ Công Thương phối hợp với VCCI tổ chức ở Hà Nội ngày 27/10/2020, đại diện Cục Phòng vệ thương mại đã giới thiệu Đề án Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA; giới thiệu dự thảo Thông tư hướng dẫn Hiệp định EVFTA về phòng vệ thương mại tới các bên liên quan và lắng nghe ý kiến góp ý.

Các tham luận đến từ VCCI, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan tại hội thảo đánh giá cao Bộ Công Thương trong việc xử lý các vấn phòng vệ thương mại ngoài nước và trong nước nhằm bảo vệ các ngành sản xuất phù hợp với pháp luật và các thông lệ quốc tế. Đồng thời mong muốn, các kế hoạch giải pháp về phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được sử dụng hiệu quả, phù hợp để giúp hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới, cũng như góp phần bảo vệ được các ngành sản xuất trong nước tốt hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Một số ý kiến khác cho rằng, phòng vệ thương mại cũng chỉ là một giải pháp nhằm hạn chế hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh thông qua trợ cấp hay bán phá giá vào thị trường Việt Nam, chỉ giảm bớt phần nào về áp lực cạnh tranh, hơn nữa giải pháp này cũng chỉ được áp dụng có thời hạn. Yếu tố quan trọng là các doanh nghiệp cần phải áp dụng các giải pháp công nghệ, quản trị hiệu quả… để nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh hội nhập mới là bền vững.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Chống trợ cấp

Tin cùng chuyên mục

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Indonesia ban hành báo cáo dữ kiện trọng yếu vụ điều tra chống bán phá giá Polypropylene Copolymer

Hoa Kỳ kết luận cuối cùng vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Doanh nghiệp gỗ thiệt hại lớn khi bị vào 'tầm ngắm' điều tra phòng vệ thương mại

Hướng dẫn tham gia vụ Nam Phi điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô