Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hoàn thiện hành lang pháp lý, mở đường cho ngân hàng số

Định danh khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo lành mạnh hệ thống ngân hàng, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo… Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đang “mắc kẹt” với một số quy định liên quan đến việc định danh khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC).

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Tại buổi Toạ đàm trực tuyến “Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng”, do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 15/12, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - cho rằng: Những tiến bộ về khoa học công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ vào các hoạt động đời sống kinh tế; trong đó, có lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử 15 năm nay chưa có sự thay đổi hay bổ sung, điều này đặt ra câu hỏi hành lang pháp lý để đảm bảo an toàn để triển khai các hoạt động giao dịch điện tử tại các ngân hàng.

Theo ông Hùng, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam phải giãn cách thời gian dài, nhân dân đều có thể mua hàng và thanh toán qua App, đây là sự tiến bộ, giúp giảm tiêu dùng tiền mặt. Tuy nhiên, nếu công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán tiêu dùng sẽ gây ra những khó khăn lớn cho người dân. Ông Hùng cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng eKYC nhưng mới chỉ bước đầu, hành lang pháp lý để phát triển chưa có.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, mở đường cho ngân hàng số
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng eKYC nhưng mới chỉ bước đầu, hành lang pháp lý để phát triển chưa có

Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn hiện nay của các Bộ, Ngành nói chung và NHNN nói riêng chưa sửa đổi nhiều. Vì vậy, các ngân hàng thương mại không ứng dụng được công nghệ thông tin vào hoạt động các lĩnh vực chuyên sâu. Đây cũng là nhu cầu bức thiết của các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu người dân và mở rộng các sản phẩm dịch vụ. Vì thực tế, có những ngân hàng hiện nay đã mở rộng, đưa doanh thu hoạt động dịch vụ chiếm tới 40% tổng doanh thu. “Tôi thấy rằng một số luật ban hành vẫn chưa phù hợp do Luật Giao dịch điện tử vẫn chưa được sửa đổi. Đây là vấn đề cấp thiết, cần nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp” - ông Hùng kiến nghị.

Đại diện Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng - ông Nguyễn Thành Long cho hay: Thời gian qua, ngân hàng là một trong những lĩnh vực triển khai hoạt động điện tử và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử sớm nhất thông qua các quy định về nghiệp vụ thẻ, ATM, dịch vụ Internet Banking và Mobi Banking... Đến nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử được quy định tương đối đầy đủ và tổng thể, với nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành quy định trực tiếp về họat động ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, quá trình thực thi quy định pháp luật về ngân hàng điện tử, nhiều tổ chức tín dụng phát sinh nhiều vướng mắc…

Cụ thể, theo ông Long, những vấn đề, nhóm vấn đề vướng mắc liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng như: Việc định danh, xác thực khách hàng, xác thực giao dịch; vấn đề về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử; hay nhóm vấn đề về trích lập và xử lý dự phòng rủi ro hoạt động công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử. Đặc biệt là các vấn đề về khai thác, sử dụng dữ liệu; và các cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt, an toàn đối với hoạt động ngân hàng điện tử… Đối với hoạt động ngân hàng, định danh khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo lành mạnh hệ thống ngân hàng, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo. Hiện nay, các điều kiện về kỹ thuật đã cho phép tổ chức tín dụng định danh khách hàng bằng nhiều biện pháp kết hợp an toàn, xác định gần như chính xác giấy tờ tùy thân khách kết hợp với các yếu tố nhận diện sinh trắc học: Vân tay, mống mắt, giọng nói, khuôn mặt…

Đáp ứng yêu cầu của ngành ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định về việc gặp mặt trực tiếp khách hàng đối với giao dịch liên quan đến công nghệ mới. Theo đó, các tổ chức tín dụng được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, đối tượng báo cáo phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng. Hay, Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã kịp thời bổ sung quy định về định danh khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán bằng phương thức eKYC.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các tổ chức tín dụng cũng phát sinh nhiều vướng mắc. Cụ thể, việc định danh khách hàng bằng phương thức điện tử chỉ áp dụng để định danh khách hàng trong hoạt động phòng chống rửa tiền và mở tài khoản thanh toán, chưa được áp dụng chung cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các thông tư của NHNN quy định các hoạt động nghiệp vụ khác chưa quy định về việc định danh khách hàng, đặc biệt Thông tư 01/2021/TT-NHNN về phát hành giấy tờ của tổ chức tín dụng vẫn còn quy định phải phát hành “trực tiếp” tại địa điểm mạng lưới của tổ chức tín dụng.

Hay, việc NHNN chưa có quy định và cơ chế triển khai đối với việc ngân hàng có thể định danh khách hàng dựa trên việc khai thác thông tin đã được định danh tại bên thứ 3 có các tiêu chuẩn tương đương như các ngân hàng đại lý, tổ chức tín dụng, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính (chứng khoán, bảo hiểm) hoặc việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, dịch vụ công, công ty viễn thông, điện, nước, các nguồn dữ liệu của các tổ chức khác ở Việt Nam, nước ngoài…

Hoàn thiện hành lang pháp lý, mở đường cho ngân hàng số
Toạ đàm trực tuyến “Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng”

Theo đó, ông Long kiến nghị, NHNN nghiên cứu, xây dựng thông tư về việc định danh khách hàng khi ngân hàng thiết lập quan hệ và cung cấp tất cả các dịch vụ tới khách hàng, trong đó phạm vi bao gồm: KYC và eKYC khách hàng cá nhân, tổ chức; đồng thời hướng dẫn định danh khách hàng tham chiếu theo các thông tin khách hàng đã định danh tại bên thứ 3 với các tiêu chuẩn định danh khách hàng tương đương như tổ chức tín dụng.

Mở kho dữ liệu quốc gia về công dân để giảm thiểu lừa đảo, mạo danh

Bên cạnh những vướng mắc liên quan đến định danh khách hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng cũng đề cập đến quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo ông Long, hiện nay, việc các tổ chức tín dụng được tiếp cận với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, doanh nghiệp, tài sản, đất đai, thuế… có giá trị to lớn trong việc đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, tội phạm, tiết kiệm chi phí, nguồn lực xã hội.

Tuy nhiên, dù đã có văn bản luật quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia, tuy nhiên, đến nay các Bộ ngành (Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chưa có quy định cụ thể hướng dẫn việc khai thác, phương thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia của các tổ chức tín dụng. Điều này dẫn đến các tổ chức tín dụng hiện nay đang xây dựng hệ thống dữ liệu riêng cho từng tổ chức tín dụng mà không thể tiếp cận, khai thác hệ thống dữ liệu chung của quốc gia, không đảm bảo tính an toàn, minh bạch, không kịp thời phát hiện các trường hợp gian lận, lừa đảo qua hệ thống ngân hàng, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực xã hội.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng kiến nghị: NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng được khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia về công dân, doanh nghiệp thông qua cổng kết nối trực tiếp với các tổ chức tín dụng. Đồng thời, NHNN nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định Luật Các tổ chức tín dụng về việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu quốc gia về công dân, doanh nghiệp và các hệ thống dữ liệu quốc gia khác (đất đai, tài sản, thuế…) để góp phần minh bạch, lành mạnh hóa nền kinh tế.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 700 triệu đồng.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Đà tăng trưởng tích cực của quý III, với sự dẫn dắt của sản xuất, là một trong những yếu tố để tin tưởng GDP cả năm nay có thể đạt 6,9-7%.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

Ứng dụng CUB Vietnam triển khai tại Thế Giới Di Động từ ngày 14/10/2024, hỗ trợ khách hàng đơn giản hóa quy trình vay, giải ngân 24/7, thuận tiện khi mua sắm.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã trở thành doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng Vàng về Bảo vệ khách hàng
Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Các nhà phân tích dự đoán số lượng cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ tăng vào năm tới
Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Kết quả kinh doanh quý 3 của hệ thống ngân hàng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, các ngân hàng đều có kết quả tăng trưởng tín dụng vượt trội, nợ xấu giảm.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

Giải thưởng là sự khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Hội thảo “Kế toán quản trị” tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội hướng đến phát triển bền vững và số hóa các quy trình kinh doanh.
9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật đến từ 46 tổ chức tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ tấn công mạng.
VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

Chứng khoán VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9% từ dự báo cũ là 6,7%, phản ánh mức tăng trưởng quý 3/2024 vượt dự báo.
Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Kể từ tháng 7 phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số lượng vụ lừa đảo được người dân phản ánh chỉ còn 7.000 so với 21.000 phản ánh những tháng đầu năm.
Sửa 7 Luật để bảo đảm tính đồng bộ trong chính sách, pháp luật về tài chính

Sửa 7 Luật để bảo đảm tính đồng bộ trong chính sách, pháp luật về tài chính

Nhằm thu hút tối đa các nguồn lực cho phát triển, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật nhằm đảm bảo tính đồng bộ, tránh chồng chéo.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, MB tăng trưởng tín dụng 13,5% - gấp 1,8 bình quân ngành

Kết thúc 9 tháng năm 2024, MB tăng trưởng tín dụng 13,5% - gấp 1,8 bình quân ngành

NNgân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh khả quan.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động