Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hoàn thiện khung pháp lý về năng lượng tái tạo và kinh tế xanh

Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary đã tổ chức toạ đàm lập pháp: Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh.
Cơ quan Năng lượng quốc tế báo cáo năng lượng tái tạo sẽ lập kỷ lục mới Đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ "rút ngắn" tiến độ “xanh hóa Việt Nam” Phát triển năng lượng tái tạo: Cần xây dựng hệ sinh thái

Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary đã tổ chức toạ đàm lập pháp lần thứ tư với chủ đề “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh”.

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam chú trọng chuyển đổi năng lượng xanh
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Toạ đàm lập pháp giữa Quốc hội Việt Nam và Hungary

Phát biểu khai mạc toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội Hungary KÖvér László nêu rõ, đây là toạ đàm lập pháp thứ tư được Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary phối hợp tổ chức để cùng nhau bàn về nội dung được cả hai bên hết sức quan tâm.

Chia sẻ về chủ đề của toạ đàm lần này, Chủ tịch Quốc hội Hungary cho biết, Hungary coi việc chống lại sự biến đổi khí hậu và tạo cơ chế pháp lý cho vấn đề này là hết sức quan trọng.

Toạ đàm là cơ hội để hai bên cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cách thức lập pháp của nhau nhằm góp phần bảo đảm các công việc lập pháp về lĩnh vực này được thực hiện hiệu quả, đáp lại các thách thức của thời đại tốt hơn.

Theo Chủ tịch Quốc hội KÖvér László, khắc phục các hậu quả của biến đổi khí hậu là việc không cần phải tranh luận vì đó không phải là việc riêng của đất nước nào mà là của cả thế giới.

Hungary đã luôn quyết tâm bảo vệ môi trường, khí hậu và thể hiện rất rõ ràng trong các định hướng phát triển cũng như các quy định luật pháp của mình. Hungary theo chủ trương độc lập, tự chủ và không trái ngược với các mục tiêu chung nói trên của cộng đồng quốc tế.

Chính sách về khí hậu của Hungary phải thích nghi với yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) nhưng không bỏ qua các đặc điểm dân tộc và lợi ích dân tộc của Hungary.

Theo Chủ tịch Quốc hội KÖvér László, chính sách của EU có hai mục tiêu quan trọng, đến năm 2030 phải giảm từ 50-55% lượng khí thải nhà kính so với năm 1990, sau đó đạt mục tiêu hoàn toàn trung hoà khí thải. Các mục tiêu này quyết định chính sách về năng lượng của Hungary.

Là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Thoả thuận Paris, nhưng để đạt mục tiêu của EU thì phải trả lời được các câu hỏi: Lộ trình thực hiện như thế nào, ai chịu chi phí cho việc đạt được các mục tiêu này?

Tháng 6/2020, Quốc hội Hungary đã ban hành Luật về Bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu. Theo đó, cấp quốc gia đặt mục tiêu giảm 40% lượng khí thải và hiệu ứng nhà kính so với năm 1990 và đến năm 2050 cam kết đạt mục tiêu trung hoà về khí hậu. Hungary là một trong những quốc gia đầu tiên đã đưa ra các cơ chế pháp lý để thực hiện, coi đó là mẫu kể cả trong các nước châu Âu.

Trong Luật Bảo vệ môi trường, chúng tôi đã đặt ra các cơ chế để không đẩy chi phí của việc đạt mục tiêu trung hoà cacbon làm chậm lại tiến trình phát triển của Hungary” - Chủ tịch Quốc hội KÖvér László nhấn mạnh.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tại Kỳ họp lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) vừa qua, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đây là cam kết chính trị hết sức mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn; đồng thời, thể hiện sự tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để giữ gìn, bảo vệ Trái Đất. Cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng quốc tế, đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới của Việt Nam.

Chú trọng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hành động nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện, chú trọng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; coi đây là cơ hội để thúc đẩy mô hình phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, cacbon thấp và bền vững.

Cùng với các nỗ lực tự thân và nguồn lực trong nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác quốc tế, trong đó có Hungary.

Quốc hội Việt Nam mong muốn được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách về giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, thực hiện mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững.

Chia sẻ quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Hungary về việc phải cân bằng được lợi ích và chi phí trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, việc cân bằng được lợi ích và chi phí trong thực hiện cam kết quốc tế của một quốc gia suy cho cùng cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân.

“Rõ ràng là thiếu công bằng nếu yêu cầu Việt Nam đến năm 2030 phải bỏ hết điện than trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới vẫn tiếp tục sử dụng nguồn năng lượng này” - Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời, mong muốn Hungary chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xử lý, thực hiện các giải pháp đồng bộ để vừa đạt được mục tiêu cam kết vừa bảo đảm được sự cân bằng về lợi ích và chi phí cho nền kinh tế, cho người dân.

Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đồng hành với Chính phủ, phát huy vai trò lập pháp, giám sát, phân bổ ngân sách để đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, trong đó bao gồm nội luật hóa các cam kết quốc tế, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ sạch, thúc đẩy các giải pháp phục vụ tăng trưởng xanh, quan tâm đầy đủ đến các nhóm dễ bị tổn thương để không một ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình đổi mới mô hình phát triển.

Qua ý kiến tại toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ nhất trí với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội KÖvér László và các đại biểu về phát triển bền vững không phải là vấn đề của một quốc gia nào mà đây là vấn đề toàn cầu và các nước phải có hợp tác chặt chẽ với nhau.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, qua toạ đàm càng nhận thức sâu sắc hơn về việc một mặt phải đặt ra mục tiêu cao để tự tạo áp lực cho chính bản thân mình, nhưng một mặt cũng phải tính toán các mục tiêu để bảo đảm tính khả thi và các giải pháp để thực hiện được các mục tiêu đó.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chính sách của Hungary luôn giữ được độc lập, tự chủ trong các vấn đề quốc tế, các vấn đề toàn cầu trên cơ sở lợi ích quốc gia của dân tộc, vừa tôn trọng các nguyên tắc của quan hệ quốc tế vừa phải giữ vững được độc lập trong quan hệ đối ngoại.

Đây là một bài học rất sâu sắc và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân đưa đến thành công dù còn khiêm tốn ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như ở Hungari. Chúng tôi cũng nhận thức được rất nhiều các vấn đề liên quan đến hoàn thiện khung khổ pháp lý xây dựng hệ sinh thái cho phát triển bền vững người thích ứng với biến đổi khí hậu; vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế, vừa cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm vừa phân cấp, ủy quyền trong các vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm phát triển bền vững.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến giảm phát thải nhà kính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến những chính sách về tiết kiệm năng lượng kể cả trong sản xuất, trong tiêu dùng...

Chỉ rõ thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là vấn đề cần quản lý tổng hợp, đa ngành, liên ngành, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao sự chủ động dẫn dắt của Quốc hội Hungary trong việc thực hiện các mục tiêu này, nhất là việc Hungary đã thành lập một Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do đích thân Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng với sự tham gia rất rộng rãi của các bên, kể cả đại biểu Quốc hội và các thành phần xã hội.

Đây là kinh nghiệm rất quý để Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng trong hoạt động của mình. Quốc hội Việt Nam cũng phải tiếp tục chủ động và dẫn dắt vấn đề này trong tiến trình phát triển của Việt Nam cũng như trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ

Chiều 22/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
Bổ sung quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm đối với dự án nào?

Bổ sung quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm đối với dự án nào?

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã quy định rõ đối tượng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng ưu đãi...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Sĩ quan đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Sĩ quan đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế

Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Việc xây dựng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2018/NĐ-CP góp phần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi chuyển giao công nghệ.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Các đại biểu bày tỏ xúc động được tham dự cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chia sẻ những tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ Việt Nam.
Dân biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội hối hả dọn nhà sau ngập lụt

Dân biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội hối hả dọn nhà sau ngập lụt

Chỉ tính riêng trong tháng 9/2024, cư dân ở khu biệt thự Geleximco A đã 4 lần phải bơm nước từ hầm để xe ra ngoài vì ngập lụt sau mưa lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Boeing

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Boeing

Chiều 22/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp ông Brendan Nelson - Lãnh đạo Boeing Toàn cầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Chiều 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự toạ đàm về tăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Vatican cho rằng việc duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế họp Nhóm công tác hỗn hợp đóng vai trò quan trọng.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, sáng 22/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn về triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh chiều 22/9.
Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Cuba lên một tầm cao mới

Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Cuba lên một tầm cao mới

Chủ tịch ICAP tin tưởng chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, đưa quan hệ chính trị lên tầm cao mới.
Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 thành công tốt đẹp

Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 thành công tốt đẹp

Chiều 22/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng lưu ý nhà ở xã hội được ưu đãi về vốn vay, đất đai… nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp, công nhân…
Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng yêu cầu rút ngắn tiến độ hơn nữa, đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình 'Tỉnh an toàn giao thông'

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, nhân rộng mô hình "Tỉnh An toàn giao thông", lấy con người làm trung tâm, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản khi tham giao thông.
Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã chia sẻ về mục đích và ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Cuba của Tổng Bí thư.
Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2030 với 7 nhiệm vụ trọng tâm...
Thủ tướng ký ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Thủ tướng ký ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn 2050 với nhiều lộ trình, mục tiêu cụ thể...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới New York, bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ và làm việc tại Hoa Kỳ.
Thủ tướng ra thông điệp

Thủ tướng ra thông điệp '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá' với ngành ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển.
Không diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Không diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Tổng tham mưu đã quyết định dừng hoạt động huấn luyện diễu binh và diễu hành nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng hiến kế về tăng trưởng tín dụng, lãi suất

Thủ tướng đề nghị ngân hàng hiến kế về tăng trưởng tín dụng, lãi suất

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng chia sẻ về vấn đề lãi suất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động